Một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm đưa Trà Vinh trở thành trung tâm kinh tế biển của Đồng bằng sông Cửu Long

ThS. Thạch Trần Thị Cầm  
                                                                               Khoa Lý luận cơ sở     

         Trong bối cảnh hiện nay, biển và kinh tế biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ là không gian sinh tồn mà còn có ý nghĩa chiến lược quyết định phát triển bền vững kinh tế xã hội, ổn định về quốc phòng an ninh. Nhận thức tầm quan trọng của biển và kinh tế biển, tỉnh Trà Vinh luôn quan tâm đầu tư, thu hút nguồn lực đầu tư khai thác hiệu quả, bền vững kinh tế biển. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã khẳng định: “tập trung huy động các nguồn lực, khai thác tốt các tiềm năng, tận dụng lợi thế để Trà Vinh trở thành một trong những tỉnh trọng điểm phát triển kinh tế biển của vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Để Trà Vinh trở thành trung tâm kinh tế biển của Đồng bằng sông Cửu Long, trong thời gian tới tỉnh Trà Vinh xác định thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp mang tính chiến lược cụ thể như sau:

         1. Phát triển năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới

         Trà Vinh xác định ngành công nghiệp năng lượng tái tạo là động lực tăng trưởng mới của tỉnh. Trà Vinh đang triển khai thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị “về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và các chính sách ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo của Chính phủ; tranh thủ Chính phủ và bộ, ngành Trung ương đưa các dự án, công trình đầu tư phát triển năng lượng trên địa bàn tỉnh vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030.

         Đồng thời, tỉnh đang thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư khai thác nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo trên cơ sở đôi bên cùng có lợi để phát triển ngành công nghiệp năng lượng thành ngành kinh tế quan trọng sau năm 2020. Đầu tư hoặc tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng truyền tải điện để giải phóng công suất các dự án điện gió, điện mặt trời, điện từ khí hóa lỏng... đang và sẽ triển khai đầu tư trên địa bàn tỉnh, phát huy tiềm năng, lợi thế về nguồn năng lượng tái tạo của tỉnh, phấn đấu đến năm 2025 sản lượng điện sản xuất đạt 43,8 tỷ kWh, để Trà Vinh trở thành một trong những trung tâm năng lượng của vùng.

         Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang tập trung phát triển năng lượng tái tạo (điện gió, điện năng lượng mặt trời) trên vùng biển của tỉnh phục vụ sản xuất, sinh hoạt, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Phát huy tối đa tiềm năng sử dụng đất bãi bồi ven biển; đẩy mạnh công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư phát triển điện gió, điện mặt trời gắn với bảo vệ môi trường, phát triển rừng và du lịch sinh thái biển, ven biển. Với lợi thế có 65 km chiều dài bờ biển, nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo, Trà Vinh đã cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho tám dự án điện gió với tổng công suất là 570 MW, tổng vốn đầu tư khoảng 27.336 tỷ đồng; một dự án điện mặt trời với công suất 140 MW, sản lượng điện trung bình 250 triệu kWh/năm (đã khai thác vận hành thương mại trong tháng 6/2020). Nhằm tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương về phát triển năng lượng tái tạo để phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh đã trình Bộ Công Thương danh mục các dự án điện gió, điện mặt trời kiến nghị đưa vào Quy hoạch điện VIII  trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận với đề nghị bổ sung Quy hoạch điện VIII: Quy hoạch điện gió công suất 33.787 MW; điện mặt trời công suất 7.587 MW; điện sinh khối công suất 110 MW; điện rác công suất 21,13 MW; điện khí công suất 5.000 MW.

         2. Phát triển các ngành công nghiệp ven biển

         Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển các ngành công nghiệp ven biển: Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường, công nghiệp nền tảng, công nghệ nguồn. Phát triển các ngành công nghiệp sửa chữa và đóng tàu, năng lượng, cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ”[1].

         Để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025, tỉnh tập trung kêu gọi đầu tư phát triển các ngành công nghiệp ven biển, nhất là công nghiệp sửa chữa và đóng tàu, năng lượng, cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ. Nâng cao năng lực sản xuất, đẩy mạnh ng dụng công nghệ cao, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản phm cơ khí cho các ngành kinh tế của tỉnh, trong đó chú trọng phát triển các sản phẩm cơ khí phục vụ ngành giao thông vận tải (đóng tàu, sửa chữa máy móc,..cơ khí chế biến nông - lâm - hải sản, cơ khí phục vụ nông nghiệp, cơ khí năng lượng, cơ khí xây dựng - thủy lợi và cơ khí phục vụ tiêu dùng, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, công nghiệp phụ trợ cho ngành điện lực. Tham gia cung cấp thiết bị, kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn phục vụ cho quá trình đổi mới ở các chương trình, dự án phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh; tập trung vào phục vụ các dự án tại Trung tâm Điện lực Duyên Hải. Phát triển ngành cơ khí giao thông đường thủy, nâng cao năng lực cải tạo, sửa chữa, đóng mới phương tiện vận tải đường thủy phục vụ đánh bắt, nuôi trng thủy sản và vận chuyển hàng hóa. Từng bước phát triển một số nhà máy đóng tàu cỡ nhỏ và vừa, tăng cường phát triển dịch vụ cơ khí tại chỗ cho thiết bị năng lượng, điện lực.

         3. Phát triển lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và khai thác thủy sản

         Là một trong tám khu kinh tế ven biển của cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ưu tiên đầu tư, với tổng diện tích tự nhiên là 39.020 ha, Trà Vinh có nhiều tiềm năng phát triển với cơ cấu kinh tế đa ngành nghề nhất là sản lượng lớn về nông nghiệp và thủy sản. Trà Vinh cũng hội tụ đầy đủ các hệ sinh thái mặn, ngọt, lợ thuận lợi phát triển nông sản đặc thù như tôm sú, tôm thẻ, cá tra, lúa hữu cơ, cây ăn trái… là các nguyên liệu phục vụ cho công nghệp chế biến.

         Về diện tích nuôi trồng thủy sản, tỉnh khuyến khích nông dân chuyển đổi khoảng 700 ha từ các hình thức nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh sang nuôi trồng thâm canh mật độ cao để nâng cao năng suất, duy trì 5.750 ha diện tích nuôi tôm sinh thái kết hợp với trồng rừng và 5.600 ha lúa - thủy sản. Các tiến bộ kỹ thuật mới được áp dụng vào sản xuất, con giống có chất lượng đưa vào sử dụng phổ biến, tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn hỗ trợ và tư vấn trực tiếp cho các hộ nuôi thủy sản. Tổng sản lượng thủy hải sản của tỉnh ước đạt 224.636 tấn/năm.

         Về đánh bắt thủy hải sản, tỉnh có 1.142 tàu cá, với tổng công suất 149.278 CV. Thời gian qua, tỉnh có nhiều chính sách khuyến khích ngư dân tiếp tục đầu tư nâng cấp tàu có công suất lớn để khai thác đánh bắt xa bờ; củng cố và phát triển các tổ, đội khai thác hải sản, bám biển dài ngày; thực hiện nghiêm các quy định về đánh bắt và truy xuất nguồn gốc thủy sản. Nhà máy chế biến tôm xuất khẩu Thông Thuận Trà Vinh đã chính thức đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư 150 tỷ đồng, xuất khẩu khoảng 4.500 tấn thành phẩm/năm, giá trị xuất khẩu từ 70 -100 triệu USD.

         Đối với công nghiệp chế biến thủy sản, tỉnh Trà Vinh có kế hoạch mở rộng quy mô, nâng công suất, đổi mới công nghệ các nhà máy hiện có, xây dựng nhà máy chế biến mới có công nghệ hiện đại, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường, nâng cao năng suất lao động, bảo vệ môi trường. Bố trí các nhà máy sn xuất chế biến theo nguyên tắc gần vùng nguyên liệu, kết hợp nhà máy chế biến thành phẩm với nhà máy chế biến thức ăn gia súc để tận dụng phụ phẩm thủy sản nâng cao hiệu quả sản xuất, hạn chế ô nhiễm môi trường. Đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, nhất là sản phẩm chế biến xuất khẩu, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong tỉnh. Nâng cao tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu và giảm dần các sản phẩm chế biến thô để nâng cao giá trị sản phẩm xuất khu, đảm bảo phát triển bền vững.

         Để khai thác những tiềm năng, lợi thế về nuôi trồng, chế biến và khai thác thủy sản.  Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Tổ chức các hoạt động nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản: Theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ cao, tăng cường bảo vệ, tái sinh nguồn lợi hải sản; hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển; đẩy mạnh liên kết sản xuất theo hình thức hợp tác. Đầu tư nâng cấp các cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão; tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá”[2].

         4. Phát triển du lịch biển

         Ngành du lịch Trà Vinh có nhiều điều kiện khai thác và phát triển, ngoài những cảnh đẹp thiên nhiên rừng ngập mặn, nhiều cồn, cù lao nằm giữa Sông Tiền, Sông Hậu, Trà Vinh còn sở hữu những thắng cảnh nổi tiếng như: biển Ba Động, ao Bà Om, Thiền viện Trúc Lâm cùng nhiều di tích lịch sử, kiến trúc cổ xưa, di sản văn hóa, chùa và những cảnh quan sông nước miệt vườn kết hợp với các dự án điện gió tạo nên các điểm tham quan lý tưởng cho du khách tham quan, nghỉ dưỡng.

         Để khai thác tiềm năng, lợi thế về du lịch biển, trong thời gian tới, tỉnh Trà Vinh cần tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, khu vực động lực phát triển du lịch ven biển của tỉnh; khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng hiện đại, chất lượng cao, các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại các vùng ven biển của tỉnh. Xúc tiến quảng bá du lịch, phát triển, đa dạng hoá các sản phẩm, chuỗi sản phẩm du lịch biển trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử của tỉnh, phát triển du lịch sinh thái biển tạo sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch.  Xây dựng cơ chế, chính sách thuận lợi để người dân ven biển chuyển đổi nghề, trực tiếp tham gia, hưởng lợi từ hoạt động du lịch. Thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản phẩm du lịch sinh thái biển.

         5. Hoàn thiện một số hạng mục kết cấu hạ tầng quan trọng về kinh tế biển và logistics; phát triển giao thông vận tải biển

         Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã khẳng định: “Tranh thủ các nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng Khu Kinh tế Định An, thi công cầu Đại Ngãi, đầu tư các tuyến đường hành lang ven biển; hoàn thiện Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu, đầu tư cảng nước sâu và các bến tàu thủy nội địa phù hợp với quy hoạch, bảo đảm kết nối giao thông với các tỉnh, thành trong khu vực và nước ngoài. Đầu tư dịch vụ vận tải biển, kho ngoại quan, logistics, khu phi thuế quan, khu dịch vụ công nghiệp, phát triển hệ thống phân phối hàng hóa”[3].

         Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, tỉnh Trà Vinh đang tranh thủ các nguồn lực từ bộ, ngành Trung ương, từ các doanh nghiệp và ngân sách tỉnh tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng Khu Kinh tế Định An, kiến nghị Trung ương sớm thi công cầu Đại Ngãi, đầu tư các tuyến đường hành lang ven biển; hoàn thiện Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào Sông Hậu, nạo vét sông Cổ Chiên; đầu tư hoàn thành Khu dịch vụ công nghiệp Ngũ Lạc. Kêu gọi đầu tư Cảng nước sâu và các bến tàu thủy nội địa phù hợp với quy hoạch hệ thống cảng biển đã được phê duyệt (theo Quyết định số 1037-QĐ/TTg, ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống Cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030), bảo đảm kết nối giao thông với các tỉnh, thành trong khu vực và nước ngoài. Tích cực kêu gọi đầu tư phát triển dịch vụ vận tải biển, kho ngoại quan, logistics, khu phi thuế quan, khu dịch vụ công nghiệp, phát triển hệ thống phân phối hàng hóa (cả hàng xuất khẩu và nhập khẩu)... đẩy mạnh phát triển du lịch biển, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, tham quan điện gió; xây dựng, phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch biển trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học...

         6. Đẩy mạnh phát triển giáo dục, tiếp tục đầu tư cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển

         Tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó chú trọng đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, thu hút nhân tài, từng bước hình thành đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu về biển.

Đẩy mạnh hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế và khu vực để phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng kinh tế biển, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ hiện đại vào các ngành kinh tế biển, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trên địa bàn tỉnh.

         Nâng cao chất lượng đào tạo, công tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực biển chất lượng cao phục vụ cho phát triển các ngành kinh tế biển và chuyển đổi nghề của người dân ven biển. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thu hút nhân tài, từng bước hình thành đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu về biển. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

         7. Bảo đảm hài hòa phát triển kinh tế biển với quốc phòng - an ninh, phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu

         Tập trung xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên vùng biển. Tăng cường khả năng hiệp đồng, phối hợp giữa các lực lượng; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới; đào tạo nhân lực, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và tăng cường khả năng hiệp đồng, tác chiến của các lực lượng tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đất nước. Xây dựng lực lượng công an, quân sự, biên phòng khu vực ven biển vững mạnh, là nòng cốt bảo vệ chủ quyền, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội vùng biển.

         Tiếp tục tuyên truyền bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững biển đảo Việt Nam theo Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 28/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ; nâng cao năng lực hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của tỉnh; bảo đảm an ninh, an toàn cho dân cư, người lao động và các hoạt động kinh tế khu vực biển.

         Tiếp tục tranh thủ sự hồ trợ từ các nguồn vốn ODA các tổ chức quốc tế để phát triển nguồn lực, kết cấu hạ tầng vùng biển; tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại phục vụ phát triển ngành kinh tế biển, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trên địa bàn tỉnh.

         Tăng cường tuần tra, kiểm soát bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, cửa sông, giám sát hoạt động nghề cá. Quản lý nghiêm các hoạt động xuất nhập cảnh. Xử lý tốt các vấn đề về an ninh trật tự, an ninh tôn giáo. Phòng ngừa và đu tranh hiệu quả với các loại tội phạm ma túy, mua bán người, buôn lậu,... trên vùng biển và ven biển của tỉnh.

         Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư, nhất là dân cư sinh sống ở khu vực ven biển. Kiểm soát, giám sát chặt chẽ các dự án đầu tư vào khu vực ven biển có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra các sự cố gây ô nhiễm môi trường biển; chú trọng thu gom, xử lý chất thải nhựa trên biển.

         Bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái, bảo vệ và phát triển diện tích rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển; trồng cây chắn sóng bảo vệ hệ thống đê biển; bảo đảm tính toàn vẹn và mối quan hệ tự nhiên giữa các hệ sinh thái đất liền và biển. Cập nhật, hoàn thiện kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh nhằm nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách chuyển đổi nghề, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư tại các khu vực ven biển.

         Xây dựng kế hoạch, chủ động các phương án phòng, tránh thiên tai phù hợp với từng địa bàn theo phương châm “bốn tại chỗ”. Phát huy trách nhiệm và huy động cộng đồng dân cư tích cực tham gia phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai. Sẵn sàng các phương án di dân ở những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng khi có tình huống xấu xảy ra. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai; triển khai các biện pháp phòng, chống biển xâm thực, xói lở bờ biển, ngập lụt, xâm nhập mặn...Đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát, dự báo, cảnh báo tự động về chất lượng môi trường biển, ứng phó có hiệu quả các vấn đề về ô nhiễm, sự cố môi trường biển gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.

         Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm đưa Trà Vinh trở thành một trong những tỉnh trọng điểm phát triển kinh tế biển của vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong thời gian tới, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Trà Vinh cần chung sức, đồng lòng, nỗ lực thực hiện đồng bộ những nhiệm vụ và giải pháp nêu trên. Phát triển kinh tế, đặc biệt là khai thác những lợi thế, tiềm năng về kinh tế biển có ý nghĩa chiến lược, góp phần to lớn đưa Trà Vinh đạt chuẩn Nông thôn mới trước năm 2025, là tỉnh phát triển trong nhóm đầu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trước năm 2030./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

         1. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020  2025, tại trang: https://tuyengiao.travinh.gov.vn/SiteFolders/bantuyengiao/ THANG%2012/5%20NQ.pdf

         2. Quyết định xố 3746/QĐ-UBND, ngày 24 tháng 11 năm 2020 về “ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến nam 2045 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”, tại trang: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-3746-QD-UBND-2020-thuc-hien-Chien-luoc-phat-trien-ben-vung-kinh-te-bien-tinh-Tra-Vinh-460173.aspx

 


[1] Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025, tại trang: https://tuyengiao.travinh.gov.vn/SiteFolders/bantuyengiao/THANG%2012/5%20NQ.pdf

[2] Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025, tại trang: https://tuyengiao.travinh.gov.vn/SiteFolders/bantuyengiao/THANG%2012/5%20NQ.pdf

[3] Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025, tại trang: https://tuyengiao.travinh.gov.vn/SiteFolders/bantuyengiao/THANG%2012/5%20NQ.pdf

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 10
  • Hôm nay: 399
  • Trong tuần: 5 757
  • Tất cả: 589605
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TRÀ VINH
- Đơn vị quản lý: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
- Giấp phép thiết lập Trang thông tin điện tử số 09/GP-STTTT-BCXB do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 04/12/2015.
- Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Quốc Thới - Hiệu trưởng Trường Chính trị - Trưởng Ban Biên tập.
- Địa chỉ: xã Hòa Thuận - Châu Thành - Trà Vinh.
- Email: tctttv@travinh.gov.vn - Điện thoại: 02943 844179 Fax: 02943 844664.
Ghi rõ nguồn "Trang thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này