Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh trong giai đoạn hiện nay

ThS. Lâm Thị Thanh Nga
                                                            Khoa Xây dựng Đảng  

         Thực hiện chính sách xã hội, an sinh xã hội đóng vai trò rất quan trọng nhằm hỗ trợ về nhà ở, nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; từng bước kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, người có công, người nghèo, người dân tộc thiểu số,…. góp phần phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Vì vậy, trong thời gian qua, quá trình tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã được sự lãnh đạo sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và chính quyền các cấp bằng những chương trình, kế hoạch, mục tiêu cụ thể; có chính sách, hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh tiếp tục được cải thiện.

         Theo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chính sách xã hội của tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2012 - 2020 theo tinh thần Nghị quyết số 15/NQ/TW, Nghị quyết hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020”. Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh tổ chức triển khai thực hiện đạt được nhiều kết quả to lớn:

         Về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

         Toàn tỉnh có 64.258 người có công và thân nhân ca người có công với cách mạng, trong đó: 19.624 liệt sĩ; 9.811 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh; 5.278 thân nhân liệt sĩ đang hưng trợ cp hàng tháng; 8.814 người có công giúp đ cách mạng; 3.348 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; 3.346 Bà mẹ Việt Nam anh hùng (còn sống 104 mẹ); 1.246 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; 453 con đ ca người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; 28 Thanh niên xung phong 2 thời kỳ kháng chiến; 12.373 người hoạt động kháng chiến đã hưng tr cấp và các đối tượng khác.

         Tỉnh trin khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ trợ cấp ưu đãi cho người có công và thân nhân người có công với cách mạng (trợ cp hàng tháng và trợ cấp 01 lần) với trên 30.000 đối tượng. Thực hiện tt việc chăm sóc sức khe cho các đi tượng người có công và thân nhân, như: Cp thẻ bảo him y tế cho 100% đối tượng; giải quyết trợ cấp một lần cho 1.230 đối tượng hưởng Huân chương, Huy chương kháng chiến; 2.858 đối tượng được trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 174 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; 866 trường hợp theo Quyết định số 290/QĐ-TTg và Quyết định sổ 188/QĐ-TTg; 3.456 thân nhân người có công với cách mạng hương mai táng phí; công nhận 04 trường hợp liệt sĩ mới. Tổ chức đưa 6.158 lượt đối tượng đi điều dưỡng tập trung tại tỉnh Kiên Giang, Khánh Hòa, Lâm Đồng và thành phố Đà Nằng; đồng thời, điều dưỡng tại gia đình cho 47.646 lượt đối tượng. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn được công nhận thực hiện tốt công tác thương binh, liệt sĩ và nâng cao mức sống cho người có công với cách mạng.

         Công tác hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng: Thực hiện có hiệu quả Quyết định s 22/2013/ỌĐ-TTg của Th tướng Chính phủ, tỉnh đã hỗ trợ xây mới, sa chữa nhà cho 10.090 hộ (xây mới 7.206 hộ, sa chữa 2.884 hộ), với kinh phí 411,89 t đồng. Ngoài ra, các địa phương còn vận động các t chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh xây dựng 5.435 căn nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách, với tổng kinh phí 239,793 tỷ đồng[1] (mi căn nhà tình nghĩa từ 25 triệu đến 50 triệu đồng).

         Công tác chăm sóc sức khỏe cho người có công với cách mạng: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh ch đạo ngành y tế, lao động; thương binh và xã hội và các địa phương thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người có công với cách mạng, cấp thẻ bảo hiểm y tế, trang bị dụng cụ chỉnh hình cho thương binh, bệnh binh; đưa người có công với cách mạng đi điều dưỡng; chi đạo các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng đến cuối đời Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

          Công tác mộ, nghĩa trang liệt sĩ: Hiện nay, toàn tỉnh có 09 nghĩa trang liệt sĩ (trong đó, có 01 nghĩa trang cấp tỉnh, 07 nghĩa trang cấp huyện và 01 nghĩa trang cấp xã), với 11.624 mộ liệt sĩ; từ nguồn kinh phí của Trung ương và địa phương, tỉnh đã xây dựng mới 97 nhà bia ghi tên liệt sĩ tại các xã, thị trấn. Từ năm 2020 đến nay, tỉnh thực hiện mô hình chi trả chính sách ưu đãi người có công hàng tháng qua hệ thống Bưu điện, tạo thuận lợi cho đối tượng thụ hưởng, bảo đảm công khai, minh bạch trong công tác chi trả.

         Về chính sách giải quyết việc làm, thu nhập

          Giải quyết việc làm thông qua các doanh nghiệp trong và ngoài tnh, đã giải quyết việc làm cho 622.807 lượt người lao động, tạo việc làm mới cho 252.626 lao động, trong đó nữ 131.945 lao động, dân tộc thiểu s 88.938 lao động, thanh niên 132.499 lao động[2]. Thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm, tư vấn cho 122.433 lao động, giải quyết việc làm cho 21.604 lao động (trong đó, trong tỉnh 15.749 lao động, ngoài tỉnh 4.859 lao động) và đưa 928 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Ngoài ra, tổ chức 83 phiên giao dịch việc làm, với 595 lượt doanh nghiệp và 15.255 lao động tham gia, kết quả đã giải quyết việc làm cho 5.626 lao động; t chức 73 cuộc hội thảo việc làm, với 3.893 lao động đăng ký tham dự.

         Giải quyết việc làm thông qua chính sách cho vay vốn tự tạo việc làm từ Quỹ quc gia về việc làm được Trung ương phân bố kinh phí hàng năm qua Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh, đã thm định và gii ngân cho 14.459 dự án, với tổng số tiền cho vay 261,544 triệu đồng, góp phần giải quyết việc làm cho 21.265 lao động.

         Giải quyết việc làm thông qua công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: Hội đồng nhân dân tỉnh lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 11/2014/NQ-HĐND, ngày 18/7/2014 về việc phê chuẩn Đê án hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2014 – 2020; thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, UBND tỉnh Trà Vinh đã phê duyệt 295.538 đối tượng, với tổng kinh phí hỗ trợ gần 460 tỷ đồng; hiện nay, đã cấp phát cho 290.696 đối tượng, kinh hơn 447,484 tỷ đồng, đạt 98,36% so với tổng số đối tượng được phê duyệt.

         Về công tác giảm nghèo

         Thực hiện các chính sách giảm nghèo, đời sống của người nghèo được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm, cụ thể: Theo chuẩn nghèo tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg, ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ, tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm 3,2%, t lệ hộ nghèo Khmer bình quân hàng năm giảm trên 5%; theo chuẩn nghèo đa chiều tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phú, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm trên 2%, tỷ lệ hộ nghèo Khmer giảm bình quân hàng năm trên 3%/năm. Năm 2021 thực hiện chuẩn nghèo theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP. toàn tỉnh có 10.207 hộ nghèo, chiếm 3,56%, trong đó, hộ nghèo dân tộc Khmer 6.478 hộ, chiếm 63,47% so tổng số hộ nghèo; hộ cận nghèo 17.215 hộ, chiếm 6%, trong đó, hộ cận nghèo dân tộc Khmer 8.997 hộ, chiếm 52,26% so tổng số hộ cận nghèo[3].

         Về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

         Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp quan tâm thực hiện với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú.

         Về  bảo hiểm xã hội: số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tăng từ 59.622 người năm 2012 lên 76.096 người năm 2015 (tăng 16.477 người, tỷ lệ 27,63%); giảm xuống 56.983 người vào năm 2020 (giảm 19.133 người, tỷ lệ 25,5% so với năm 2015); dự kiến tăng lên 78.898 người vào năm 2022 (tăng 21.915 người, tỷ lệ 38,45%). số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng từ 423 người vào năm 2012 tăng lên 1.412 người vào năm 2015; tăng lên 14.854 người vào năm 2020 (tăng 13.422 người so với năm 2015); dự kiến tăng lên 21.850 người vào năm 2022 (tăng 6.996 người, tỷ lệ 47,1%)

         Về  bảo him thất nghiệp: số người tham gia bo hiểm thất nghiệp tăng từ 51.863 người vào năm 2012 tăng lên 69.410 người vào năm 2015 (tăng 17.547 người, tỷ lệ 33,83%); giảm xuống 50.052 người vào năm 2020 (giảm 19.358 người, tỷ lệ 27,88% so với năm 2015); dự kiến tăng lên 66.287 người vào năm 2022 (tăng 16.235 người, tỷ lệ 32,44%)[4].

         Về  trợ giúp xã hội

         Chỉ đạo thực hiện tốt chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên hàng tháng tại cộng đồng cho 343.694 lượt đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng kinh phí 1.431,66 tỷ đồng; hỗ trợ mai táng phí cho 20.675 đối tượng bảo trợ xã hội, với kinh phí trên 84,488 tỷ đồng; tiếp nhận 240 đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào nuôi dưỡng, chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Trợ giúp đột xuất cho 517.274 lượt hộ gia đình gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, hỗ trợ dịp tết nguyên đán. Với kinh phí trên 190 tỷ đồng và hỗ trợ gạo cho 15.930 người gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (15kg gạo/nhân khẩu).

         Từ năm 2015 đến nay, tỉnh duy trì mô hình chi trả chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng và hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội thông qua hệ thng bưu điện, mô hình này có nhiều cải thiện hơn so với công tác chi trả truyền thông trước đây, thời gian chi trả nhanh hơn, số lượng điểm chi trả tại các xã, phường, thị trấn ổn định, cán bộ chi trả nhiệt tình, phục vụ tốt, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, tạo thuận lợi cho đối tượng thụ hưởng, ít rủi ro, công khai, minh bạch trong công tác chi trả.

         Về bảo đảm giáo dục tối thiu

         Toàn tỉnh hiện có 434 đơn vị (Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý 429 đơn vị, với 7.957 phòng học (phòng học văn hóa và phòng chức năng), trong đó: 7.178 phòng học kiên cố, chiếm 90,21%, còn lại là bán kiên cố; tỉnh đã xóa phòng học tạm từ năm học 2016-2017. Hiện nay, toàn tỉnh có 149 trường đạt chuẩn quốc gia(chiếm 36,79%), có 6.884 lớp và 211.067 học sinh[5]. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, ngành Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện đầu tư xây dựng hoàn thành hệ thống trường ph thông dân tộc nội trú. Giai đoạn 2011 - 2015, xây dựng 07 trường ph thông dân tộc nội trú và 01 Trường Trung cp Pali - Khmer; năm học 2015 - 2016, tỉnh đầu tư xây dựng hoàn thành Trường Phô thông dân tộc nội trú huyện Càng Long, với tổng kinh phí 23,89 tỷ đồng. Giai đoạn 2016 - 2020, xây mới 02 trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng đạt chuẩn Quốc gia, với tổng kinh phí 90,379 tỷ đồng; xây dựng bổ sung các hạng mục công trình trường ph thông dân tộc nội trú gồm 74 phòng học, phòng học bộ môn, nhà vệ sinh với tổng kinh phí 30,332 tỷ đồng.

         Đến nay, toàn tỉnh có 08 trường phổ thông dân tộc nội trú (01 trường cấp tỉnh và 07 trường cấp huyện) đều được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Tổng số học sinh là 2.754 học sinh, trong đó cấp trung học cơ sở 1.923 học sinh, cấp trung học phổ thông 831 học sinh[6]. Thực hiện tốt chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; thực hiện hiệu qủa phổ cập giáo dục các cấp và chính sách hỗ trợ tiếp cận giáo dục, đến năm 2022, tỷ lệ trẻ em đi học trong độ tuổi bậc tiểu học đạt 99,9%; trung học cơ sở đạt 98,6%; trung học phố thông đạt 99%.

         Về mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ học nghề cho lao động nông thôn: Đến nay, toàn tỉnh có 16 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trong đó, 02trường cao đẳng; 06 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện: 01 trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục) và 07 cơ s giáo dục khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Ngoài ra, có hơn 20 doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã, cơ sớ sản xuất tham gia hoạt động đào tạo ngh theo hình thức đào tạo thường xuyên (kèm cặp, truyền nghề tại cơ sở), đào tạo sơ cấp, góp phần giải quyết việc làm sau khi học nghề cho người lao động tại địa phương.

         Tỉnh phê duyệt 198 danh mục nhóm nghề đào tạo (trong đó, có 20 nhóm nghề nông nghiệp; 38 nhóm nghề kỷ thuật; 08 nhóm nghề dịch vụ nông nghiệp; 58 nhóm nghề dịch vụ; có 74 nhóm nghề phi nông nghiệp). Hàng năm, các ngành, địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp hoặc liên kết đào tạo nghề cho khoảng 19.000 lao động, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn chiếm khoảng 19% so với tổng số lao động được đào tạo nghề.

         Về bảo đảm y tế tối thiu

         Toàn tỉnh có 125 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và ngoài công lập (trong đó, 118 cơ sở công lập và 07 cơ sở ngoài công lập), tổng số giường nội trú tại các bệnh viện, trung tâm y tế có giường bệnh là 2.590 giường, đạt 25,43 giường bệnh/vạn dân[7] .Nhìn chung, mạng lưới y tế được đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp,trang thiết bị y tế cơ bản đủ để phục vụ hoạt động chuyên môn; nhân lực và trình độ chuyên môn của cán bộ y tế luôn được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kịp thời, đáp ứng yêu cầu công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

         Ngành y tế đã tập trung chỉ đạo thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đề ra hàng năm, duy trì tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ, đạt trên 95%; tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám thai định kỳ 3 lần tr lên đạt trên 82%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng hàng năm đều giảm.

         Về bảo hiểm y tể: số người tham gia bo hiểm y tế tăng từ 738.476 người năm 2012 lên 970.888 người năm 2020; dự kiến năm 2022 số người tham gia bo hiểm y tế giảm xuống còn 910.435[8] người so với năm 2020 do thực hiện Ọuvết định số 861/QĐ-TTg, ngày 04/6/2021 của Th tướng Chính phủ (đối với các xã không còn thuộc khu vực III thì không còn được ngân sách Nhà nước cấp thể bảo hiểm y tế nên tổng số người tham gia bảo hiểm y tế giảm so với năm 2020). Tỉnh tiếp tục chi đạo công tác tuyên truyền, vận động người dân chuyển sang tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.

         Về công tác phòng, chống suy dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân: Hàng năm, tổ chức triển khai cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi và bà mẹ sau sinh uống Vitamin A. Kết quả có trên 97% trẻ được uống Vitamin A và trên 82% bà mẹ sau sinh được uống Vitamin A. Tổ chức truyền thông về phòng, chông thiếu vitamin A, về thiếu máu dinh dưỡng: thực hiện cân đo tr dưới 5 tuồi đ đánh giá tỷ lệ suy dinh dưỡng; đến cuối năm 2021, t lệ suy dinh dưỡng trẻ em  5 tuổi cân nặng/tuổi giảm còn 5%; chiều cao/tui giảm còn 7,4%. Bình quân hàng năm tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho trên 1.500.000 lượt bệnh nhân; điều trị nội trú 120.000 lượt bệnh nhân, điều trị ngoại trú trên 12.000 lượt bệnh nhân...

         Về công tác y tế dự phòng và chương trình phòng chống lao: Tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh. Duy trì tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ vắc xin. Tăng cường ch đạo công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19, tính từ ngày 27/4/2021 đến ngày 31/3/2022, tỉnh đã tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 đạt 99,9% (số liều vắc xin đã sử dụng/s liều vắc xin đã được phân bổ: 2.072.749/2.074.044 liều). Tỷ lệ bệnh nhân lao được phát hiện mới hàng năm đều giảm, 100% bệnh nhân lao được quản lý điều trị, số bệnh nhân được điều trị khỏi đạt 100%, tính đến cuối năm 2021 tỷ lệ mắc lao/100.000 dân là 108 người.

         Về bảo đảm nhà ở tối thiu

         Thực hiện có hiệu qủa Chiến lược quốc gia về nhà ở; tập trung chỉ đạo thực hiện các chính sách liên quan đến nhà ở cho các đối tượng người có công với cách mạng, hộ nghèo, người có thu nhập thấp, cụ th:

         Hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/ỌĐ-TTg, ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã hỗ trợ nhà ở cho 10.090 hộ (xây mới 7.206 hộ, sửa chữa 2.884 hộ); thực hiện chính sách h trợ nhà ở cho gia đình chính sách khó khăn về nhà ở theo Nghị quyết sổ 34/NQ- HĐND, ngày 13/9/2021 của Hội đồng nhân dân tnh, đã hỗ trợ 1.720 hộ (xây mới 703 căn; sa cha 1.017 căn); hồ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 33/2015/ỌĐ-TTg, ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính ph được 6.209 hộ. Hỗ trợ nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp ở đô thị 1.164 căn; h trợ nhà ở xã hội cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp 28.936 căn[9]; khóa XI)

         Hiện nay, có 02 doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tinh, với tng số 2.056 căn hộ (trong đó, 1.084 căn nhà liền kề và 09 chung cư có 972 căn hộ), xây dựng hoàn thành 343 căn, các căn còn lại đang triển khai.

         Về  bảo đảm nước sạch

         Năm 2012, tỷ lệ người dân nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 66,1%, nước sạch đạt 40,56%; đến cuối năm 2021, tỷ lệ người dân nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 99,8% (tăng 33,7%), nước sạch đạt 73,03% (tăng 32,47%).Tỉnh đã chỉ đạo thực hiện 26 dự án cấp nước (trong đó, 15 dự án nâng cấp mở rộng trạm cấp nước, 10 dự án xây mới. 01 dự án quy hoạch), với tổng kinh phí đầu tư 91,6 tỷ đồng và triển khai 35 dự án (nâng cấp, sữa chữa và xây dựng mới trạm cp nước), với tổng kinh phí 164,9 tỷ đng. Các ngành, các cấp phối hợp tham gia tốt hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

         Về bảo đảm thông tin truyền thông

         Khai thác có hiệu qủa mạng lưới bưu chính công tại địa phương; duy trì và nâng cao hiệu qủa hoạt động các điểm phục vụ bưu chính (bưu cục, bưu điện - văn hóa xã); hoàn thiện, nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ bưu chính; chỉ đạo t chức phân phối, vận chuyn và kiểm tra việc cấp, phát ấn phẩm, báo, tạp chí đến người nhận đúng thời gian quy định, đúng đối tượng, đúng địa chỉ, không để xảy ra mất mát, hư hỏng, bảo đm người dân tiếp cận thông tin kịp thời, với tổng số 3.739.365 tờ, cuốn ấn phm. Hiện nay, toàn tỉnh hiện có 14 doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, với tổng số 147 điểm phục vụ (85/85 xã có điểm phục vụ bưu chính); s dân bình quân/điểm phục vụ là 6.865 người, 06 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông: từng bước nâng cao chất lượng đường truyền Internet băng thông rộng k thuật quốc gia tại 100% ấp, khóm phục vụ nhu cầu của người dân. Toàn tỉnh có 1.208 trạm BTS (trong đó, có 1041 trạm BTS cung cấp dịch vụ 4G), với tổng số 1.086.287 thuê bao điện thoại cố định và di động; hỗ trợ đầu thu truyền hình kỹ thuật số mặt đất cho 35.179 hộ nghèo, hộ cận nghèo, với giá mỗi bộ đầu thu 500.000 đồng/hộ[10]. Sản xuất các chương trình, biên tập, phát lại các chương trình từ các báo, đài Trung ương và của tỉnh phù hợp với tình hình địa phương,…

         Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được thì việc thực hiện chính sách xã hội của tỉnh còn tồn tại một số hạn chế nhất định:

         Nguồn kinh phí của tỉnh đầu tư cho chính sách xã hội còn hạn chế; một số chính sách xã hội chưa bao phủ hết các nhóm đối tượng, mức trợ cấp xã hội còn thấp; Tình trạng tái nghèo, nghèo phát sinh vần còn xảy ra; một bộ phận hộ nghèo chưa chí thú làm ăn, còn trông chờ, lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng;

         Mức sống của gia đình chính sách có ci thiện nhưng chưa bn vững; còn nhiều liệt sĩ chưa tìm được hài cốt; Trình độ người lao động thấp chưa đáp ứng với nhu cầu của các thị trường lao động có thu nhập cao; nhận thức của người dân về tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa cao,…

         Để khắc phục những hạn chế bất cập nêu trên đồng thời để xây dựng, hoàn thiện hệ thống xã hội, an sinh xã hội hướng tới bao phủ toàn dân và hoạt động hiệu quả trong giai đoạn tới thì theo tôi cần tập trung vào những giải pháp:

         Một là, tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ và người dân hiểu rõ chủ trương của Đảng và Nhà nước về các chính sách an sinh xã hội. Đồng thời huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo nên nguồn lực to lớn của toàn xã hội vì mục tiêu bảo đảm an sinh cho người dân, đồng thời có cơ chế phát huy sự tham gia của xã hội và người dân trong việc thực hiện. Tiếp tục rà soát, đánh giá các chính sách an sinh xã hội trên từng lĩnh vực để hoàn thiện, sửa đổi và bổ sung theo hướng tinh gọn, tích hợp chính sách, thu gọn đầu mối quản lý; mở rộng quyền tham gia và thụ hưởng cho người dân đối với chính sách trợ giúp xã hội.

         Hai là, quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong xây dựng và thực hiện Chính sách xã hội chính sách xã hội và coi các chính sách xã hội là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, lâu dài, liên tục, đồng bộ, toàn diện, trên cơ sở đó chủ động đề ra các giải pháp phù hợp nhằm mục tiêu bảo đảm tốt an sinh xã hội không ngừng nâng cao đời sống cho người dân, bao phủ đến các nhóm đối tượng, ưu tiên đến người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

          Ba là, tăng cường huy động các nguồn lực cho chính sách xã hội, tăng chi ngân sách nhà nước về xã hội đạt mức trung. Kết hợp với huy động đóng góp của người dân, doanh nghiệp và xã hội cho an sinh xã hội. Khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi để phát triển đa dạng các mô hình an sinh xã hội, các hoạt động từ thiện, tình nguyện dựa vào sự tham gia của cộng đồng (các đoàn thể địa phương, các nhóm sở thích, nghiệp đoàn, gia đình, dòng họ, cá nhân...) trong việc cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội, thực hiện các hoạt động nhân đạo, giúp đỡ, chia sẻ rủi ro đối với những nhóm yếu thế, những đối tượng đặc thù. Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm của các nước trong xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

         Bốn là, phát triển kinh tế phải gắn liền với thực hiện các chính sách xã hội; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, có phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, tận tâm với nghề nghiệp.

         Năm là, tiếp tục thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo theo hướng bền vững, tăng cường khả năng tiếp cận của đối tượng thụ hưởng và sự tham gia của người nghèo, trong đó chú trọng các giải pháp khuyến khích người nghèo vươn lên thoát nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Tổ chức triển khai thực hiện hiệu qủa Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế  xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số địa bàn tỉnh; chú trọng hỗ trợ phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp với người nghèo, nhất là địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số./.


[1] Theo báo cáo Sổ 232-BC/TU, về việc thực hiện chính sách xã hội theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI.

[2] Theo báo cáo Sổ 232-BC/TU, về việc thực hiện chính sách xã hội theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI.

[3] Theo báo cáo Sổ 232-BC/TU, về việc thực hiện chính sách xã hội theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI.

[4] Theo báo cáo Sổ 232-BC/TU, về việc thực hiện chính sách xã hội theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI.

[5] Theo báo cáo Sổ 232-BC/TU, về việc thực hiện chính sách xã hội theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI.

[6] Theo báo cáo Sổ 232-BC/TU, về việc thực hiện chính sách xã hội theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI.

[7] Theo báo cáo Sổ 232-BC/TU, về việc thực hiện chính sách xã hội theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI.

[8] Theo báo cáo Sổ 232-BC/TU, về việc thực hiện chính sách xã hội theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI.

[9] Theo báo cáo Sổ 232-BC/TU, về việc thực hiện chính sách xã hội theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI.

[10] Theo báo cáo Sổ 232-BC/TU, về việc thực hiện chính sách xã hội theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI.

image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 14
  • Hôm nay: 81
  • Trong tuần: 5 094
  • Tất cả: 589782
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TRÀ VINH
- Đơn vị quản lý: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
- Giấp phép thiết lập Trang thông tin điện tử số 09/GP-STTTT-BCXB do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 04/12/2015.
- Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Quốc Thới - Hiệu trưởng Trường Chính trị - Trưởng Ban Biên tập.
- Địa chỉ: xã Hòa Thuận - Châu Thành - Trà Vinh.
- Email: tctttv@travinh.gov.vn - Điện thoại: 02943 844179 Fax: 02943 844664.
Ghi rõ nguồn "Trang thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này