KẾT QUẢ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH, HƯỚNG PHẤN ĐẤU CHO NHỮNG NĂM TIẾP THEO

I.- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH

Huyện Tiểu Cần nằm về Phía Tây của tỉnh Trà Vinh, thuộc tả ngạn sông Hậu, huyện có 09 xã, 02 thị trấn, nằm cách trung tâm hành chính Tỉnh khoảng 24 km theo Quốc lộ 60. Nhìn chung, huyện Tiểu Cần có vị trí khá thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Huyện được tái thành lập năm 1981, có tổng diện tích đất tự nhiên là 22.723 ha, dân số 112.363 người, trong đó dân tộc Khmer chiếm 30,66%;

          Trước khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ và nhân dân huyện cũng gặp nhiều khó khăn trong tổ chức thực hiện với xuất phát điểm còn thấp như: Hệ thống kết cấu hạ tầng Kinh tế - Xã hội chưa đồng bộ và xuống cấp, kinh tế chậm phát triển, sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ, nông nghiệp độc canh cây lúa, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng phục vụ sản xuất, thu nhập người dân còn thấp chỉ đạt đạt 16,67 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 20,63% năm 2011.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện đã chung súc, chung lòng vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu và đạt được kế hoạch đề ra về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó năm 2015 được nhận cờ thi đua của thủ tướng Chính phủ tặng đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015.

II.- CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, với mục tiêu xây dựng nông thôn của huyện phát triển theo quy hoạch, có hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài; môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp, an toàn; các truyền thống văn hóa tốt đẹp của huyện được bảo tồn và phát huy; chất lượng hệ thống chính trị cơ sở được nâng cao, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, cụ thể: Huyện ủy đã ban hành nghị quyết lãnh đạo, quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện; HĐND huyện ban hành nghị quyết về cơ chế hỗ trợ, UBND huyện ban hành kế hoạch để triển khai, thực hiện.

Các chủ trương, chính sách và cách thức tiến hành xây dựng nông thôn mới được Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở quan tâm triển khai, phổ biến sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân với nhiều nội dung phong phú, sáng tạo về hình thức, như: các Hội đoàn thê vận động hội viên tham gia hiến đất, cây trái hoa màu xây dựng kết cấu hạ tầng, Đoàn thanh niên thành lập câu lạc bộ Thanh niên tham gia bảo vệ môi trường và tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm”, Hội cựu chiến binh với lạc bộ bảo vệ môi trường”, Hội phụ nữ với  CLB“5 không 3 sạch”;  CLB “Giáo dục, quản lý người thân trong gia đình không phạm tội và TNXHphòng trào “Phụ nữ Khmer với Bảo vệ môi trường”, “Tuyến đường ngõ sạch, đèn sáng”, Hội Nông dân có mô hình "Nông dân tham gia bảo vệ môi trường". Đặc biệt, Đảng bộ huyện đã phát động phong trào xây dựng huyện Tiểu Cần sáng- xanh - sạch - đẹp”  đã được cả thống chính trị và nhân dân hưởng ứng.

Trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn Ban chỉ đạo huyện thường xuyên tổ chức các hội nghị sơ kết thàng, quý, tổng kết năm, giai đoạn, để đánh giá kết quả thực hiện và đề ra kế hoạch, giải pháp thích hợp cho từng thời điểm để thực hiện.

III.- KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Trải qua quá trình thực hiện tính đến tháng 8 năm 2018, toàn huyện có 09/09 xã (100%) được Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh ban hành quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; huyện đã thực hiện hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Sau khi hoàn thành 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới và 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, diện mạo nông thôn huyện có nhiều đổi thay vượt bậc, kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực; sản xuất phát triển, thu nhập của nhân dân được nâng cao; các phong trào văn hóa-thể thao; các giá trị lịch sử không ngừng được gìn giữ và phát triển; chất lượng giáo dục, y tế được đảm bảo; cảnh quan, môi trường nông thôn được cải thiện; an ninh trật tự được đảm bảo; người dân được thụ hưởng cuộc sống no ấm về vật chất, đời sống tinh thần vui tươi, tình nghĩa nông thôn được thấm thiết. Một số kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới của huyện Tiểu Cần như sau:

Công tác quy hoạch được tập trung ra soát và đều chỉnh theo quy định, huyện đã hoàn thành công tác quy hoạch chung xây dựng, có ban hành quy chế quản lý và được UBND Tỉnh ra quyết định phê duyệt; hệ thống giao thông trên địa bàn huyện được đầu tư xây dựng và nâng cấp đảm bảo theo chuẩn NTM gồm 21 tuyến đường trục xã, liên xã với tổng chiều dài 78,29/78,29km được nhựa hóa 100%; 46 tuyến đường trục ấp, liên ấp với 108,8/123,93km được nhựa hóa, đạt 87,79%; đường ngõ xóm 262 tuyến, tổng chiều dài 227,68/245,55km được bê tông hóa đạt tỷ lệ 92,72%; đường trục chính nội đồng có 34 tuyến, dài 85,83 km được nhựa hóa 68,12 km đạt tỷ lệ 79,37%.

Hệ thống thủy lợi nội đồng luôn phục vụ sản xuất và phòng chống thiên tai: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động tại các xã đạt 100%; chệ thống trạm bơm, kênh mương do xã quản lý thường xuyên được nạo vét, tu sửa. Qua 8 năm đã nạo vét 103 tuyến kênh cấp II, 341 tuyến kênh nội đồng dài 406,86 km, khối lượng gần 1,3 triệu m3. Nâng tổng số đến nay toàn huyện có 624 tuyến, tổng chiều dài 836,48 km (trong đó: 12 tuyến kênh cấp I, dài 99,40 km; 174 tuyến kênh cấp II, dài 355,63 km; 440 tuyến kênh nội đồng, dài 381,45 km). Có 05 cống đầu mối, 14 cống hỡ; 02 trạm bơm; 331 bọng nội đồng (trong đó có 66 bọng phi 150, 182 bọng phi 100, 26 bọng phi 80,57 bọng phi 60). Đặc biệt, huyện được đầu tư hệ thống kênh bê tông máng nổi, chiều dài 8,45 km phục vụ cho sản xuất lúa trong cánh đồng lớn 300 ha và cống trên sông Cần Chông với 8 cửa, có nhiệm vụ ngăn mặn, trữ ngọt điều tiết nước, phục vụ sản xuất trên 19.000 ha đất sản xuất nông nghiệp và đảm bảo tốt cho lưu thông, vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy.

100% số xã, thị trấn trên địa bàn huyện có hệ thống điện đạt chuẩn, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện; 24.259/24.642 hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn, đạt 98,45%. Để đảm bảo lưới điện vận hành an toàn đáp ứng được nhu cầu sử dụng phục vụ phát triển sản xuất và sinh hoạt của người dân, từ năm 2011 đến năm 2018, hệ thống điện luôn được sửa chửa và nâng cấp bảo đảm an toàn.

Toàn huyện, có 03/04 trường THPT đạt chuẩn quốc gia, đạt 75%; 34/37 trường THCS, tiểu học và mầm non đạt chuẩn quốc gia, đạt 91,89%; Có 09/09 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi; 09/09 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3; 02/09 xã đạt phổ cập Trung học cơ sở mức độ 2; 07/09 xã đạt phổ cập Trung học cơ sở mức độ 3; có 04 xã, 02 thị trấn đạt phổ cập Trung học phổ thông. Năm học 2017-2018: Có 1.613/1.616 em được công nhận hoàn thành chương trình Tiểu học, đạt 99,81%; Có 1.202/1.203 em được xét tốt nghiệp Trung học cơ sở đạt 99,92%; có 1.115/1.202 học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở tiếp tục được học Trung học phổ thông, đạt tỷ lệ 92,76%, so với năm 2011 tỷ lệ học sinh Trung học cơ sở tiếp tục học Trung học phổ thông tăng thêm 2,54%.

Hạ tầng thương mại nông thôn tại 09/09 xã được đảm bảo nhu cầu của người dân huyện có 12 chợ, trong đó 04 chợ đã được chuyển đổi mô hình giao cho dioanh nghiệp và hợp tác xã quản lý và khai thác; 09/09 xã có điểm phục vụ bưu chính đều đảm bảo cung ứng tốt các dịch vụ về bưu chính, viễn thông; Đài truyền thanh xã và 100% số ấp trong xã đều có các cụm loa tiếp sóng truyền thanh hoạt động tốt. Trên địa bàn huyện không có hộ ở nhà tạm, nhà dột nát, tổng số có22.792/26.642  đạt 92,49% hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định.

Trung tâm văn hóa - thể dục - thể thao hoạt động có hiệu quả, kết nối được hoạt động của các xã, thị trấn cũng như nhu cầu vui chơi; 09/09 xã có Nhà văn hoá phụ vụ nhu cầu sinh hoạt đảm bảo theo quy định; 77/77 ấp có nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng, khu thể thao, sân thể thao, có trang bị một số thiết bị cần thiết phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí để trẻ em, người cao tuổi hoạt động văn hóa, thể thao; 100% ấp đã xây dựng và triển khai thực hiện hương ước, quy ước phù hợp với thực tế của từng địa phương. Đến tháng 8/2018 toàn huyện có 22.427/24.642 hộ gia đình văn hóa, nông thôn mới, chiếm 90,01%; 77/77 ấp đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới theo Quyết định 687/QĐ-UBND ngày 28/4/2017 của UBND tỉnh Trà Vinh về Ban hành tiêu chuẩn “ấp văn hóa, nông thôn mới” “gia đình văn hóa, nông thôn mới” trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, đạt 100%, tăng 14 ấp văn hóa và tăng 77 ấp nông thôn mới so với năm 2011; có 09/09 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, đạt 100%, tăng 05 xã văn hóa và 09 xã văn hóa nông thôn mới so với năm 2011.

Bệnh viện đa khoa khu vực huyện đạt chuẩn hạng 3; Trung tâm Y tế huyện Tiểu Cần đạt chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân sự theo quy định của Bộ Y tế;100% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Đến tháng 6 năm 2018, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế toàn huyện là 105.685/112.363 người, đạt 94,06%. Trong đó, khu vực nông thôn là 92.756/94.626 người, đạt 98,02%; chương trình chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em tiếp tục được thực hiện tốt, tỷ lệ tiêm chủng mở rộng bình quân hàng năm luôn thực hiện đạt kết quả cao, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi toàn huyện đến năm 2018, có 672/8.638 em, chiếm tỷ lệ 7,78%, giảm 3,29% so năm 2011.

Song song với việc xây dựng kết cấu hạ tầng – xã hội, phát triển văn hóa,  huyện xác định phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho nhân dân đối với huyện nông nghiệp là nội dung cốt lõi trong xây dựng NTM, cụ thể:

Huyện đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Đến nay, trên 80% diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện được cơ giới hóa từ khâu làm đất, gieo trồng, thu hoạch; hình thành được cánh đồng lớn liên kết theo chuôi giá trị trên cây lúa với diện tích 1.886,78 ha, trong đó, xây dựng mô hình sản xuất lúa an toàn thân thiện với môi trường thích ứng biến đổi khí hậu theo hướng nông nghiệp sạch sử dụng phân vi sinh, hữu cơ vi sinh liên kết theo chuỗi giá trị gắn tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện trong năm 2018 được 971,25 ha và định hướng đăng ký xây dựng nhãn hiệu gạo hữu cơ với qui mô 120 ha ở Hợp tác xã Rạch Lọp, xã Tân Hùng; xây dựng được các vùng trồng cây ăn trái, trong đó đã thành lập được tổ hợp tác bưởi da xanh với diện tích 30 ha và định hướng lên thành lập HTX để đăng xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ở xã Hùng Hòa;  xây dựng vùng trồng ớt tập trung với diện tích 100 ha ở xã Tân Hòa; vùng trồng rau ở xã Phú Cần diện tích 391 ha; vùng trồng bắp 146 ha ở Tân Hòa và Cầu Quan; thực hiện cải tạo và nâng cao năng suất diện tích dừa; phát triển chăn nuôi  heo, bò và gia cầm; thủy sản tập trung thả nuôi cá tra và cá lóc,... Các vùng sản xuất tập trung đã cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với sản xuất nhỏ lẻ, cho lợi nhuận t 140 – 590 triệu/ha/năm. Giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 114,2 triệu đồng/ha; đã hình thành được chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp trên cây lúa thông qua các Hợp tác xã nông nghiệp và 100% Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo Luật HTX năm 2012.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp- thương mại dịch vụ cũng được quan tâm phát triển. Huyện có Công ty TNHH giày da Mỹ Phong và một số nhà máy, xí nghiệp và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho hơn 20.599 lao động cho thu nhập bình quân từ 5 - 8 triệu đồng/người/tháng. Việc phát triển công nghiệp đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp giảm, lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ tăng dần qua từng năm, từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng gia tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp, dịch vụ; tăng chất lượng, năng suất lao động trong sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu lao động đã tạo điều kiện để thực hiện thành công các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của huyện, đáp ứng được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện theo đúng định hướng phát triển lên Đô thị loại IV trong năm 2019 và Thị xã sau năm 2020. Thu nhập bình quân năm 2018 ước đạt 42,1 triệu đồng/người/năm, tăng 2,5 lần so với năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo đến tháng 6 năm 2018 còn 3,36%, giảm 17,27% so năm 2011. Đến nay trên địa bàn 09 xã có 57.729/62.566 lao động có việc làm thường xuyên, đạt 92,27%.

Nhằm tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp, đến nay huyện đã phát động nhân dân trồng gần 16.000 cây hoàng yến trên các Quốc lộ, tỉnh lộ, hương lộ và các tuyến giao thông nông thôn để hình thành các tuyến đường hoa, trong đó UBND huyện đã ra quyết định công nhận được 15 tuyến đường hoa, dài 25,32km đường hoa. 100% số xã, thị trấn đều có hợp đồng thu gom gác về bãi rác tập trung của huyện và được xử lý đúng quy định đảm bảo vệ sinh môi trường; các tuyến đường làng, ngõ xóm, kênh mương, ao hồ và các khu vực công cộng được thực hiện vệ sinh môi trường thường xuyên, sạch sẽ, thông qua toàn hệ thống chính trị và nhân dân triển khai thực hiện Chỉ thị số 15 của Tỉnh ủy  và Kế hoạch số 01 của UBND tỉnh về việc hành động cải thiện cảnh quan môi trường; chỉnh trang đô thị và các phong các hội đoàn thể phát động thực hiện trong toàn thể đoàn viên hội viên...; 77/77 ấp đã xây dựng hương ước, quy ước trong đó có nội dung về bảo vệ môi trường. Số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,89 %, trong đó hộ sử dụng nước sạch đạt 69,09%; huyện01 làng nghề bó chổi có phương án bảo vệ môi trường theo quy định.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội của 09/09 xã trong những năm qua luôn được giữ vững và ổn định: huyện thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội gắn với thực hiện Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, chủ động đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, ma túy, bài  trừ các tệ nạn xã hội, xây dựng được 09 loại mô hình với 78 câu lạc bộ phòng, chống tội phạm. Trong đó có nhiều mô hình hoạt động có hiệu quả, điển hình là mô hình “gây quỹ tái hòa nhập cộng đồng”, được Bộ Công an tặng bằng khen vào năm 2014, 2015. Không có tổ chức, cá nhân hoạt động chống phá Đảng, chính quyền, phá hoại kinh tế, truyền đạo trái phép, không có khiếu kiện đông người; không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội và không phát sinh thêm người mắc các tệ nạn xã hội; không xảy ra các vụ án nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, hằng năm, 09/09đều hoàn thành tốt chỉ tiêu quốc phòng.

Về nguồn lực, tnăm 2011 đến nay, tổng vốn huy động xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Tiểu Cần đạt 2.351tỷ đồng, gồm: vốn ngân sách nhà nước là 1.346,15 tỷ đồng (chiếm 57,26%), vốn tín dụng là 546,94 tỷ đồng (chiếm 23,26%), vốn huy động từ doanh nghiệp 256,19 tỷ đồng (chiếm 10,9% ), vốn huy động của cộng đồng dân cư hơn 202,16 tỷ đồng (chiếm 8,59%). Đến thời điểm 31/8/2018, trên địa bàn huyện Tiểu Cần không có nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới.

Với những kết quả nêu trên trong xây dựng nông thôn mới, huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn nông thôn bằng Quyết định số:312-QĐ/TTg ngày  22/3/2019.

        IV. ĐNH HƯỚNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SAU NĂM 2020

1.  Quan điểm

Xây dựng nông thôn mới được xác định là nhiệm vụ liên tục của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay; Hướng đến xây dựng nông thôn phát triển hài hòa, phát triển nông thôn gắn với thành thị; Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn vì mục tiêu nâng cao đời sống Nhân dân.

2.  Mục tiêu

1.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân; Có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; Gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; Xã hội nông thôn dân chủ, văn minh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; Môi trường sinh thái được bảo vệ; An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

1.2. Mục tiêu cụ thể

* Giai đoạn 2021 - 2025

- Mỗi xã có 98% hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa, nông thôn mới.

- Mỗi xã có 03 ấp đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó mỗi ấp nông thôn mới kiểu mẫu xây dựng 01 vườn mẫu theo Quyết định 1274/QĐ-UBND ngày 09/7/2019 về ban hành Bộ tiêu chí vườn mẫu trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

- Tiếp tục giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, hướng đến xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu.

- Xây dựng 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu theo Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ và theo Quyết định số 988/QĐ-UBND ngày 27/5/2019 về Ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

- Giữ vững và nâng cao chất lượng 09 tiêu chí huyện nông thôn mới, hướng tới xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu gắn với quá trình đô thị hóa theo Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

            * Giai đoạn 2025 - 2030

- Mỗi xã có 99% hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa, nông thôn mới.

- Mỗi xã có 100% ấp đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó có 50% ấp kiểu mẫu có 01 vườn mẫu theo Quyết định 1274/QĐ-UBND ngày 09/7/2019 về ban hành Bộ tiêu chí vườn mẫu trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

- Tiếp tục giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

- Xây dựng 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (Nâng tổng số có 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu) theo Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ và theo Quyết định số 988/QĐ-UBND ngày 27/5/2019 về Ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

- Huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu gắn với xây dựng đô thị hóa theo Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

3.  MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN

3.1. Tiếp tục thực hiện tuyên truyền vận động sâu rộng về xây dựng nông thôn mới

          - Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và tổ chức các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới từ huyện đến cơ sở nhằm nâng cao nhận thức trong mọi người dân; Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông; Thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng các mô hình này trong tổ chức thực hiện.

          - Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những cá nhân tập thể thực hiện tốt phòng trào thi đua xây dựng nông thôn mới.

          - Nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới. Các ban, phòng, ngành đưa nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vào chương trình công tác hàng năm. Nội dung xây dựng nông thôn mới phải trở thành nhiệm vụ chính trị của địa phương và các cơ quan để tổ chức thực hiện thường xuyên liên tục.

3.2. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch

Thường xuyên rà soát, điều chỉnh và tổ chức thực hiện đúng quy hoạch, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Phát triển nông thôn hài hòa với phát triển đô thị và quá trình đô thị hóa, bảo vệ cảnh quan môi trường; Bảo đảm tính liên kết, thống nhất quy hoạch xây dựng vùng huyện với quy hoạch xây dựng các địa phương nông thôn mới.

3.3. Tập trung huy động nguồn lực hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn theo hướng đồng bộ

Tập trung huy động mọi nguồn lực để triển khai thực hiện hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, đi đôi với việc quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, không để thất thoát; Tăng cường lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn từ chương trình duy tu, bảo dưỡng các công trình đảm bảo chất lượng; Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng phát triển sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân gắn với quá trình đô thị hóa,...

3.4. Kiện toàn Ban chỉ đạo Điều hành, quản lý Chương trình

Thường xuyên củng cố, kiện toàn kịp thời ban chỉ đạo từ huyện đến các địa phương; Kiểm tra, đôn đốc quá trình tổ chức thực hiện để kịp thời đánh giá bổ sung kế hoạch, đề ra các giải pháp kịp thời, sát với tình hình thực tế đảm bảo Chương trình được thực hiện liên tục theo sự lãnh, chỉ đạo từ trên xuống dưới trong tổ chức thực hiện.

Trương Ngọc phượng

Khoa lý luận cơ sở

image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 54
  • Trong tuần: 5 067
  • Tất cả: 589755
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TRÀ VINH
- Đơn vị quản lý: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
- Giấp phép thiết lập Trang thông tin điện tử số 09/GP-STTTT-BCXB do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 04/12/2015.
- Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Quốc Thới - Hiệu trưởng Trường Chính trị - Trưởng Ban Biên tập.
- Địa chỉ: xã Hòa Thuận - Châu Thành - Trà Vinh.
- Email: tctttv@travinh.gov.vn - Điện thoại: 02943 844179 Fax: 02943 844664.
Ghi rõ nguồn "Trang thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này