Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương khóa III (3-1965) và sự chuyển hướng kinh tế của miền Bắc
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thống nhất tổ quốc  miền Bắc có vị trí và vai trò quan trọng. Ngay khi Mỹ leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc xã hội chủ nghĩa  Đảng đã kịp thời điều chỉnh chuyển hướng phát triển kinh tế miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện cả nước có chiến tranh (1965-1975).

 Đầu năm 1965 trước nguy cơ thất bại của chiến tranh đặc biệt Mỹ chuyển sang thực hiện chiến tranh cục bộ đưa quân viễn chinh và  quân chư hầu các nước trực tiếp tham chiến tại Việt Nam.Ngày 8/3/1965, Lữ đoàn 9 thủy quân lục chiến đổ bộ vào bãi biển Đà Nẵng, đánh dấu sự can thiệp trực tiếp của đế quốc vào miền Nam. Mỹ chọn Đà Nẵng để đổ bộ vì đây là vị trí quân sự chiến lược, dễ bề chia cắt hai miền Nam - Bắc; Đồng thời tận dụng cảng nước sâu và một cự ly nhất định với miền Bắc để xây dựng các căn cứ quân sự dã chiến, mục đích tấn công miền Bắc bằng không quân và hải quân. Cuộc chiến tranh phá hoại do đế quốc Mỹ nhằm đánh phá miền bắc diễn ra ác liệt từ ngày 7/2/1965.

        Trước yêu cầu mới của cách mạng, từ ngày 25 đến 27-3-1965, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 11 và ra Nghị quyết Về tình hình và nhiệm vụ cấp bách trước mắt. Nghị quyết bàn về việc chuyển hướngnền kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho kịp với sự phát triển của tình hình.  Hội nghị nhấn mạnh “Nhiệm vụ xây dựng kinh tế phải phù hợp với tình hình cả nước đang có chiến tranh với đế quốc Mỹ, mà trong cuộc chiến tranh ấy miền Nam là tiền tuyến lớn và miền Bắc là hậu phương lớn, nhưng hậu phương ấy cũng đang có chiến tranh hạn chế và đang trực tiếp chiến đấu; phải sẵn sàng chuyển cho kịp một khi tình hình chiến sự phát triển.”... “việc chuyển hướng là nhằm làm cho việc xây dựng và phát triển kinh tế, mặt khác, vẫn phù hợp với phương hướng về lâu dài của công cuộc công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa và chú ý đúng mức các yêu cầu về đời sống của nhân dân.”

       Về nông nghiệp: hội nghị đặt ra yêu cầu phải tích cực đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, đặc biệt phải phát triển nhanh chóng nông nghiệp ở trung du và miền núi.Trong nông nghiệp có các phong trào như chắc tay súng vững tay cày, tất cả cho tiền tuyến tất cả để đánh thắng, thóc không thiếu một cân,..thực hiện thâm canh tăng vụ, có những cách đồng đạt sản lượng 5 tấn/hécta. Nhiều cánh đồng làm thêm vụ đông xuân.. đẩy mạnh chăn nuôi đảm bảo nhu cầu về thực phẩm cho nhân dân.Tập thể hóa trong nông nghiệp được đẩy mạnh với mô hình hợp tác xã.Có thể nói sự thành công của cuộc chiến đấu có sự đóng góp không nhỏ của các hợp tác xã.

        Về công nghiệp: hội nghị cho rằng phải chú trọng phát triển công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp mạnh hơn, chú trọng hơn nữa việc xây dựng những xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, “tích cực bảo vệ những xí nghiệp quan trọng và nếu cần thì phải dời địa điểm một số xí nghiệp, ra sức phát triển giao thông và bưu điện. Đẩy mạnh “công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đào tạo cán bộ và điều tra cơ bản, thăm dò tài nguyên. Căn cứ theo những phương hướng mới ấy mà tận dụng khả năng sử dụng tài nguyên và sức lao động, ra sức phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động. Tăng cường động viên nhân, tài, vật lực của nhân dân phục vụ cho chiến tranh. Ra sức thực hành tiết kiệm, tăng cường dự trữ vật tư của Nhà nước và của nhân dân. Bảo đảm đời sống của nhân dân.”

        Bên cạnh việc chuyển hướng về kinh tế hội nghị cũng nhấn mạnh về mặt quốc phòng: Ra sức tăng cường công tác phòng thủ, trị an bảo vệ miền Bắc; ra sức chi viện cho miền Nam; tích cực giúp đỡ cách mạng Lào.

       Trong mọi cuộc chiến tranh việc nắm bắt  kịp thời thời cơ và kịp thời chuyển hướng cách mạng theo tình hình mới là yếu tố quan trọng góp phần làm nên chiến thắng. Trong kháng chiến chống mỹ 1965-1975 miền bắc đã nhanh chóng,  kịp thời chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế trở thành hậu phương lớn vững chắc chi viện sức người sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam.Và có thể nói sẽ không có một miền Nam quật khởi nếu như không có một miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

        Ngày nay nước ta đang ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý cho phù hợp với yêu cầu mới của cách mạng xã hội chủ nghĩa là một việc làm cấp thiết. Tin rằng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nước ta sẽ thực hiện thành công mục tiêu nươc nước trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.


                                                                                                        Nguyễn Thị Thu Sương
                                                                                                         Khoa Xây dựng Đảng

image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 10
  • Hôm nay: 253
  • Trong tuần: 5 611
  • Tất cả: 589459
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TRÀ VINH
- Đơn vị quản lý: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
- Giấp phép thiết lập Trang thông tin điện tử số 09/GP-STTTT-BCXB do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 04/12/2015.
- Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Quốc Thới - Hiệu trưởng Trường Chính trị - Trưởng Ban Biên tập.
- Địa chỉ: xã Hòa Thuận - Châu Thành - Trà Vinh.
- Email: tctttv@travinh.gov.vn - Điện thoại: 02943 844179 Fax: 02943 844664.
Ghi rõ nguồn "Trang thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này