Phản bác luận điệu xuyên tạc: “phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là đấu đá nội bộ”

ThS. Thạch Trần Thị Cầm   
                                                                   Giảng viên khoa Lý luận cơ sở

         Hiện nay, các thế lực thù địch cho rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ đảng viên sai phạm là “đấu đá nội bộ”, “phe nọ cánh kia”. Những luận điệu này hoàn toàn xuyên tạc, cần phải được đấu tranh, phản bác đến cùng. 

         Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - cẩm nang trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

         1. Luận điệu xuyên tạc về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam

         Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã ra sức tung tin, bình luận rằng cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng chỉ là “cuộc chiến thanh trừng phe phái”, đấu đá, hạ bệ nhau, tranh giành chức quyền hay việc xin thôi chức của một số chức danh lãnh đạo cấp cao của Đảng là do “ép buộc” từ “phe nọ cánh kia”… Đây là những luận điệu đánh tráo vấn đề, xuyên tạc mục đích và bản chất thật sự của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam.

         2. Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là để “trị bệnh cứu người”

         Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã khẳng định thêm: “Mục đích của việc xử lý tham nhũng, tiêu cực là để “trị bệnh cứu người”, kỷ luật một vài người để cứu muôn người, truy tố một vụ để cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực; từ đó để cảnh báo, răn đe, giáo dục, phòng ngừa là chính”[1], có bệnh phải chữa ngay, không nuôi ung thành họa; phải cắt bỏ một vài cành cây sâu mọt để cứu cả cái cây như Bác Hồ đã dạy”[2].

         Trong quá trình đó sẽ không tránh khỏi những khó khăn, thử thách, phức tạp: “không thể chỉ làm một lần là xong; ngược lại, phải làm rất kiên quyết, kiên trì, bền bỉ; làm thường xuyên, liên tục; làm đi làm lại nhiều lần như đánh răng, rửa mặt hằng ngày”; đòi hỏi “phải có quyết tâm rất lớn, thống nhất rất cao, biện pháp thực hiện quyết liệt, khả thi, chỉ đạo chặt chẽ với một phương pháp tư duy đúng đắn, tỉnh táo, bình tĩnh, không cực đoan, không để các thế lực xấu lợi dụng, xuyên tạc, kích động, phá hoại” - Tổng Bí thư nhấn mạnh.

         Song song với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên sai phạm cũng phải đồng thời bảo vệ, khuyến khích những người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, sáng tạo vì sự nghiệp chung - Kết luận số 14-KL/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 22/9/2021 đã nêu rõ.

         3. Mục tiêu và bản chất thật sự của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam

         Trong tác phẩm Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhằm làm trong sạch Đảng và bộ máy nhà nước, để phát triển đất nước. Đây là cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm”, không phải là cuộc đấu tranh giữa các “phe cánh”, hay “đấu đá nội bộ” như có người không hiểu hoặc cố tình xuyên tạc với động cơ sai, dụng ý xấu”[3].

         Có thể thấy, mục tiêu cũng như bản chất thực sự của cuộc đấu tranh này chính là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tưởng, tổ chức và đạo đức; xây dựng Nhà nước Pháp quyền hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân nhân dân; thực hiện cải tạo hội chuyên chính với các thế lực đi phá hoại chính quyền, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, trong đó có lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực, nhằm bảo vệ Đảng và sự tồn vong của chế độ.

         Đảng ta xác định “đấu tranh chống tham nhũng là một bộ phận cấu thành quan trọng của toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta hiện nay”[4]. Sau hơn 35 năm đổi mới, Đảng ta khẳng định: “một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc”[5]. Bởi vì đây “vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”[6]. “Không phải như một vài ý kiến lo ngại rằng, nếu quá tập trung vào chống tham nhũng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng sẽ làm“chùn” sự chỉ đạo hay làm “chậm” sự phát triển, mà ngược lại, chính nhờ làm tốt công tác xây dựng Đảng, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường an ninh - quốc phòng, đối ngoại”[7].

         4. Từ những kết quả thực tiễn đến niềm tin của nhân dân

         Trong 10 năm qua (2012 - 2022), đã xử lý kỷ luật 2.740 tổ chức đảng và hơn 167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó có hơn 190 cán bộ diện Trung ương quản lý (có 4 ủy viên Bộ Chính trị, nguyên ủy viên Bộ Chính trị; 36 ủy viên Trung ương, nguyên ủy viên Trung ương; hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang); qua thanh tra, kiểm toán kiến nghị xử lý trách nhiệm gần 44.700 tập thể, cá nhân, chuyển cơ quan điều tra, xử lý gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

         Từ năm 2013 đến nay, các cơ quan tố tụng trong cả nước đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm hơn 11.700 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế, trong đó có 1.900 vụ án tham nhũng, với gần 4.400 bị cáo. Riêng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng đã đưa vào theo dõi, chỉ đạo hơn 800 vụ án, vụ việc ở 3 cấp độ, trong đó trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 133 vụ án, 94 vụ việc tham nhũng kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, đã đưa ra xét xử sơ thẩm 86 vụ án, 814 bị cáo, trong đó có 18 cán bộ diện Trung ương quản lý bị xử lý hình sự (1 ủy viên Bộ Chính trị, 7 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, 4 bộ trưởng, nguyên bộ trưởng, 7 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang...)

          Có thể thấy, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đang được đẩy mạnh với quyết tâm chính trị cao của toàn bộ hệ thống chính trị, đặc biệt là đồng chí Tổng Bí thư đã thu về những kết quả tích cực, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân, có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe đối với hành vi tham nhũng, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.

         Như vậy, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tuyệt đối không phải là “đấu đá nội bộ”, “phe nọ cánh kia” mà đây chính là cuộc đấu tranh với “giặc nội xâm”, tiêu cực, lợi ích nhóm, nhằm bảo vệ lợi ích nhân dân, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, mở đường cho sự phát triển toàn diện./.



[1], [2].  Nguyễn Phú Trọng, Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.24,38.

[3]. Nguyễn Phú Trọng, Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.14.

[4]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.55, tr.237.

[5]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.I, tr.193.

[6]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.I, tr.9.

[7]. Nguyễn Phú Trọng, Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.75

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 22
  • Hôm nay: 117
  • Trong tuần: 2 867
  • Tất cả: 592568
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TRÀ VINH
- Đơn vị quản lý: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
- Giấp phép thiết lập Trang thông tin điện tử số 09/GP-STTTT-BCXB do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 04/12/2015.
- Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Quốc Thới - Hiệu trưởng Trường Chính trị - Trưởng Ban Biên tập.
- Địa chỉ: xã Hòa Thuận - Châu Thành - Trà Vinh.
- Email: tctttv@travinh.gov.vn - Điện thoại: 02943 844179 Fax: 02943 844664.
Ghi rõ nguồn "Trang thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này