Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng, hướng đến xây dựng Trường Chính trị tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn

ThS. Huỳnh Minh Phúc                        

Phó phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học

         Thi đua và khen thưởng là hai hoạt động có quan hệ song hành nhưng không độc lập, hoạt động này bổ trợ cho hoạt động kia. Thi đua khen thưởng được coi là động lực để nâng cao hiệu quả chất lượng trên mọi lĩnh vực chính trịkinh tếvăn hóa và xã hội. Có thể khẳng định rằng, trong giai đoạn hiện nay, thi đua là một biện pháp hữu hiệu xây dựng con người mới và khen thưởng là biện pháp quản lý con người. Do đó, nếu làm tốt công tác khen thưởng thì sẽ khuyến khích phong trào thi đua trong nhà trường phát triển. Mỗi cá nhân, tổ chức đều có ý thức phấn đấu xây dựng tập thể trong sạch, vững mạnh. Vì vậy, thi đua và khen thưởng có quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau. Thi đua là cơ sở để khen thưởng và ngược lại khen thưởng là động lực để các phong trào thi đua ngày càng phát triển. Từ khi bắt tay thực hiện Quy định số 11 ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Ban Bí thư về xây dựng trường chính trị chuẩn đến nay, Trường Chính trị tỉnh Trà Vinh đã phát động các phong trào thi đua: “Giảng dạy tốt, nghiên cứu tốt, học tập tốt, quản lý tốt, phục vụ tốt”; “Cán bộ, đảng viên Trường Chính trị tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh”; “Cán bộ, viên chức, giảng viên Trường Chính trị thi đua thực hiện văn hóa trường Đảng”; “Phấn đấu xây dựng trường chính trị tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn”… là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Từ thực hiện các phong trào thi đua nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến đã được cấp trên khen thưởng.

         Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thi đua, khen thưởng cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế như: hình thức, nội dung và phương pháp tổ chức phong trào thi đua chậm được đổi mới, tiêu chí đánh giá thi đua chưa rõ ràng, còn chạy theo thành tích, động lực tác dụng lan tỏa chưa cao; khen thưởng chưa gắn với kết quả phong trào thi đua, khen thưởng tuy có kịp thời nhưng đôi lúc còn chưa bảo đảm khách quan, công bằng, minh bạch, đúng người, đúng việc, ….

         Trong thời gian tới, nhằm nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng của trường góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hướng đến xây dựng trường chính trị đạt chuẩn, cần thực hiện một số giải pháp sau:

         Thứ nhất, tiếp tục phát động, tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả hơn nữa ngay từ đầu năm, nội dung thi đua phải bám sát nhiệm vụ chính trị được giao. Đồng thời, tăng cường và nâng cao sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng ủy – Ban Giám hiệu, sự phối hợp đồng bộ của tổ chức công đoàn cơ sở trong việc nâng cao chất lượng, hoạt động của công tác thi đua, khen thưởng, khẳng định công tác thi đua, khen thưởng có vai trò, vị trí quan trọng trong việc xây dựng và phát triển trường, hướng đến xây dựng trường chính trị đạt chuẩn.

         Đây được xem là giải pháp then chốt, quan trọng nhất và mang tính quyết định đến hiệu quả của công tác thi đua, khen thưởng mà Đảng ủy - Ban Giám hiệu cần quán triệt và có biện pháp thực hiện hiệu quả và phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; thi đua, khen thưởng phải đúng, thực chất, khách quan, tránh tình trạng khen thưởng tràn lan, không thực chất, không trọng tâm, không đúng đối tượng, khen cho có thành tích….

         Bên cạnh đó, Công đoàn cơ sở trường cần phối hợp vào cuộc một cách quyết liệt để công tác thi đua khen thưởng phát triển đồng bộ, sâu rộng, đạt kết quả và thường xuyên được duy trì; mỗi phòng, khoa cần xác định công tác thi đua khen thưởng là nhiệm vụ chính trị quan trọng; mỗi viên chức, giảng viên cần xác định tư tưởng thi đua, phấn đấu hết mình trong từng nhiệm vụ công tác, nâng cao chất lượng công tác về mọi mặt, hoàn thiện bản thân.

         Thứ hai, nâng cao nhận thức, đề cao vai trò, trách nhiệm của mỗi viên chức, giảng viên với công tác thi đua, khen thưởng, bởi nó phát huy được sức mạnh của cả tập thể trong việc phấn đấu, hướng tới mục tiêu chung của cơ quan, đó là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, hướng đến xây dựng trường chính trị đạt chuẩn. Do đó, cơ quan thường xuyên quán triệt, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Ðảng, tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, trong đó chú trọng tuyên truyền Luật Thi đua, khen thưởng. Qua đó, nhằm làm chuyển biến nhận thức của viên chức, giảng viên về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của chính bản thân mình đối với công tác này.

         Thứ ba, tích cực, chủ động phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua. Phát hiện, xây dựng, tôn vinh và nhân rộng nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, gương “Người tốt, việc tốt” phải được đặc biệt coi trọng; quan tâm lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời nhằm tạo động lực và đòn bẩy phấn đấu cho cán bộ.  Phát hiện điển hình tiên tiến là việc làm hết sức công phu, đòi hỏi Ban Giám hiệu phải đi sâu, đi sát với phong trào thi đua, tìm hiểu kỹ kinh nghiệm và thành tích của từng tập thể, cá nhân trong phong trào thi đua.

         Thứ tư, nâng cao chất lượng công tác khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng, bảo đảm chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch. Trong xét khen thưởng cần tăng cường việc phát hiện các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong các phong trào thi đua, những cán bộ có những sáng kiến trong khi thực thi nhiệm vụ.

         Thứ năm, tổ chức phát động các phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua; sơ kết; tổng kết đảm bảo thiết thực, hiệu quả, lan rộng trong toàn cơ quan. Đây là khâu rất quan trọng, không thể thiếu trong tổ chức thi đua nhằm đánh giá đúng thành tích, kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phong trào thi đua. Trong quá trình khen thưởng cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc và đạt được yêu cầu chính xác, dân chủ, kịp thời, công khai, xây dựng được tinh thần đoàn kết phấn khởi, nêu cao tính tự phê bình và phê bình, đánh giá đúng người, đúng việc, tránh chủ quan, đơn giản, tranh công, đổ lỗi. 

          Phát huy tốt vai trò của công tác thi đua, khen thưởng sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp đối với mỗi tổ chức và cá nhân qua đó thúc đẩy viên chức, giảng viên ra sức thi đua, hăng say lao động phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh giao, góp phần hoàn thiện các tiêu chí trường chính trị đạt chẩn trong thời gian sớm nhất./.

 

image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 3
  • Trong tuần: 4 387
  • Tất cả: 590315
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TRÀ VINH
- Đơn vị quản lý: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
- Giấp phép thiết lập Trang thông tin điện tử số 09/GP-STTTT-BCXB do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 04/12/2015.
- Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Quốc Thới - Hiệu trưởng Trường Chính trị - Trưởng Ban Biên tập.
- Địa chỉ: xã Hòa Thuận - Châu Thành - Trà Vinh.
- Email: tctttv@travinh.gov.vn - Điện thoại: 02943 844179 Fax: 02943 844664.
Ghi rõ nguồn "Trang thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này