Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị hiện nay

ThS Lưu Diễm Trang      

Trường Chính trị Sóc Trăng   

Gmail:luudiemtrang@gmail.com

Điện thoại:0987699350     

         Tóm tắt: Chương trình Trung cấp lý luận chính trị là chiếc cầu nối lý luận chính trị không chuyên của chương trình cao đẳng, đại học với cao cấp lý luận chính trị. Những giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy chương trình này sẽ làm sống lại kiến thức cho người học đã lĩnh hội được từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường bậc cao đẳng, đại học. Đồng thời, học viên được trang bị thêm phương pháp luận nhìn nhận, đánh giá vấn đề trong tư duy và đời sống xã hội, góp phần thực hiện quan điểm Đại hội XIII của Đảng là đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cả về nội dung và phương pháp; tăng cường quản lý, kỷ luật trong giảng dạy, học tập; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

         Từ khóa: Giải pháp, giảng dạy, chính trị.

         I. NỘI DUNG

         1. Đặt vấn đề

         Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới việc học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng bảo đảm thiết thực, hiệu quả[1]. Đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục lý luận chính trị (GDLLCT), học tập nghị quyết của Đảng. GDLLCT phải nhằmnâng cao tính chiến đấu, tính giáo dục, tính thuyết phục trong tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nắm chắc, dự báo đúng, định hướng chính xác, xử lý đúng đắn, kịp thời các vấn đề tư tưởng trong Đảng, trong xã hội[2]. Đối tượng học viên của Chương trình Trung cấp lý luận chính trị là cán bộ nguồn và cán bộ đương chức của các địa phương, đơn vị. Thông qua chương trình học này giảng viên làm sống lại kiến thức người học đã lĩnh hội được từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường bậc cao đẳng, đại học. Đồng thời, giảng viên trang bị thêm cho người học thế giới quan và nhân sinh quan, phương pháp nhìn nhận, đánh giá vấn đề trong tư duy và đời sống xã hội. Đây là kiến thức rất cần thiết cho cán bộ, đảng viên xây dựng thế giới quan khoa học, một phương pháp luận khoa học, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có niềm tin vững chắc vào mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa.

         Do đó, công tác GDLLCT có vai trò quan trọng trong công tác đào tạo cán bộ, đảng viên đối với nước ta. Tuy nhiên, chất lượng công tác GDLLCT hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế như: Một bộ phận giảng viên còn thiếu quan tâm đổi mới phương pháp giảng dạy tuyên truyền, hình thức chưa linh hoạt, một bộ phận cán bộ, đảng viên còn tồn tại biểu hiện xem nhẹ, lười học lý luận chính trị, việc nghiên cứu học tập lý luận chính trị chỉ để có bằng cấp, mang tính hình thức. Chính vì vậy nâng cao chất lượng GDLLCT là vấn đề cần được quan tâm hiện nay. Để thực hiện được điều đó, nâng cao chất lượng giảng dạy chương trình trung cấp lý luận chính trị là đòi hỏi cấp thiết hiện nay.

         2. Nội dung giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập chương trình Trung cấp lý luận chính trị

         Trường Chính trị với chức năng, nhiệm vụ là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đảng, chính quyền và đoàn thể. Những năm qua Trường Chính trị là đơn vị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh giao. Hàng năm, Các Trường đào tạo một lực lượng cán bộ không nhỏ kịp thời đáp ứng yêu cầu lãnh đạo sự nghiệp cách mạng tại địa phương. Nhiều cán bộ trưởng thành và giữ chức vụ cao trong Đảng, chính quyền các cấp. Thành tựu đó có tính quyết định cho công tác tham mưu, lãnh đạo, điều hành các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh nhà. Song, công tác đào tạo cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải quan tâm hơn về chất lượng đào tạo, những vấn đề trong tổng thể quá trình đào tạo còn thể hiện sự bất cập, hạn chế. Thực trạng đó có nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản là do chưa có chính sách khuyến khích đổi mới mạnh mẽ việc cải tiến phương pháp giảng dạy kể cả học tập của học viên cần quan tâm thực hiện các nội dung như:

         Thứ nhất, cần xác định công tác giáo dục lý luận chính trị thật sự là hoạt động khoa học. Tính khoa học được thực hiện từ khâu tuyển sinh, quá trình tổ chức giảng dạy và đánh giá chất lượng học tập của học viên.

         Nếu buông lỏng một trong các khâu trên sẽ trực tiếp ảnh hưởng chất lượng đào tạo. Kết quả là chúng ta đào tạo ra một lớp người chỉ có bằng cấp nhưng kiến thức lại hỏng, không có năng lực giải quyết công việc. Làm thế nào để đạt tiêu chí khoa học còn phụ thuộc rất nhiều vấn đề. Song, chúng ta cần tuân thủ những vấn đề có tính nguyên tắc cơ bản của giáo dục và đặc thù của công tác giáo dục lý luận chính trị.

         Trước hết là khâu tuyển sinh, tuyển sinh phải đúng quy định và kịp thời. Công tác tuyển sinh phải được thực hiện ngay từ đầu năm theo nhu cầu của địa phương. Thời gian qua, do yêu cầu về đào tạo trình độ lý luận cho cán bộ, đảng viên, chúng ta đã tuyển sinh học viên không đồng đều về trình độ, có người thì có trình độ chuyên môn là thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành, có người chỉ trung cấp chuyên ngành, việc này làm khó cho người tổ chức giảng dạy cần sử dụng phương pháp linh hoạt. Với lực lượng học viên có tuổi tác và trình độ không đều, có học viên vừa nghe giảng vừa tập trung ghi chép rất tốt. Trong khi đó, có học viên phải đọc chậm thì mới ghi chép được. Học viên có trình độ tiếp thu tốt thì hài lòng với kiến thức giảng viên cung cấp, ngược lại người trình độ tiếp thu kém hơn họ cũng có nhiều cố gắng nhưng khó khăn hơn. Mặt khác, một số địa phương có các cán bộ là đồng bào dân tộc thiểu số, một bộ phận cán bộ dân tộc thiểu số khi tham gia học tập lý luận chính trị khả năng tiếp thu còn chậm.  Vì vậy hướng tới, nếu được chúng ta tổ chức các lớp học có trình độ tương đối đồng đều và cần thiết tổ chức các lớp học chương trình trung cấp lý luận chính trị dành riêng cho các trưởng khóm - ấp. Ở đây, ý kiến tác giả chỉ nói tương đối, bởi vì các vấn đề xã hội sẽ không có tính tuyệt đối được. Thực hiện khâu lựa chọn, bóc tách các đối tượng ra ngay từ đầu thì chất lượng giảng dạy và học tập sẽ tốt hơn.

         Dạy học là một nghề, phải từng bước hiện đại hóa nghề bằng những công cụ và phương tiện hiện đại như phương tiện nghe, nhìn, các công cụ trực quan, các hình ảnh tư liệu hợp lý trong từng bài giảng. Giảng viên là người tổ chức, điều khiển và lãnh đạo hoạt động học tập của học viên, phải khơi dậy vấn đề để học viên cùng tham gia, trao đổi bài giảng. Tri thức mà giảng viên cung cấp phải là tri thức mới, hiện đại, phản ánh thành tựu mới nhất trên các lĩnh vực.

         Trong khâu đánh giá học viên cần đa dạng các loại hình kiểm tra và thi. Hiện nay, đa số các trường đánh giá bằng bài thi tự luận hết môn mà không tính điểm trên lớp. Như vậy, khi lên lớp học viên thiếu động lực phát biểu, thảo luận. Cần hướng đến đánh giá cả số điểm trên lớp cho học viên. Hình thức thi tự luận cũng còn chậm đổi mới nên thay đổi và có sự kết hợp thi trắc nghiệm, vấn đáp với tự luận để tạo nên tính đa dạng.

         Công tác đào tạo đòi hỏi phối hợp nhiều yếu tố, tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả giảng dạy phụ thuộc vào chính kỹ năng chiếm lĩnh tri thức ở người học. Học viên vừa là khách thể cũng vừa là chủ thể của hoạt động giáo dục. Do vậy, họ phải hoạt động bằng năng lực, tư duy của chính mình. Sự chênh lệch về khả năng nhận thức làm cho tinh thần, thái độ, động cơ, ý thức học tập của học viên bị hạn chế. Nhiều khi rơi vào trạng thái đó thì kết quả học tập khó mà nâng cao lên được.

          Thứ hai, phải bảo đảm đồng bộ cả chương trình, nội dung  và điều kiện, môi trường bảo đảm cho hoạt động GDLLCT theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

          Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: Đổi mới căn bản chương trình, nội dung, phương pháp GDLLCT theo phương châm khoa học, thực tiễn, sáng tạo và hiện đại; ... phù hợp với từng đối tượng, chú trọng chất lượng, hiệu quả, siết chặt kỷ luật, kỷ cương”[3]. Chương trình giáo dục là sự xác định nội dung, yêu cầu, mức độ của một cấp học, nên chương trình giáo dục vừa là hình thức, vừa là sự thể hiện của nội dung giáo dục. Hai mặt này nằm trong một thể thống nhất biện chứng, bổ sung, tác động lẫn nhau tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng, hiệu quả của GDLLCT. Với nội dung, chương trình phù hợp, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu sẽ đem đến chất lượng, hiệu quả giáo dục cao. Ngược lại, nếu nội dung, chương trình giáo dục không đi đúng mục tiêu, không bám sát yêu cầu giáo dục thì không những không đem đến hiệu quả mà còn phản giáo dục. Nội dung GDLLCT bao gồm toàn bộ những yêu cầu giáo dục và quá trình giáo dục được sắp xếp theo một logic, trình tự nhất định, phục vụ cho mục tiêu giáo dục đã được xác định.  Nhằm thực hiện tin thần văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức công tác tư tưởng theo hướng chủ động, thiết thực, kịp thời và hiệu quả.

          Thứ ba, Công tác GDLLCT phải gắn liền lý luận với thực tiễn, tăng tính ứng dụng và luôn quan tâm giáo dục tư tưởng, đạo đức cách mạng.

         Công tác GDLLCT là hoạt động giáo dục khó khăn và phức tạp nhất cho cả người dạy và người học, với tính đặc thù của các môn học lý luận của nghĩa Mác - Lênin nhằm xây dựng hệ tư tưởng chính trị, đạo đức và văn hóa cho Đảng cầm quyền. Trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi mỗi cán bộ đảng viên phải nghiêm túc học tập, phải thực hiện đúng quy định về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng, củng cố niềm tin và kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thì cần kiên quyết khắc phục lối giảng dạy và học tập cốt chỉ để cho xong việc, để có bằng cấp.

         Trước hết trong giảng dạy, chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc và phương châm “lý luận gắn liền với thực tiễn”, “học đi đôi với hành”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy lý luận là tổng kết từ thực tiễn, để rồi trả lý luận về thực tiễn, chỉ đạo thực tiễn và từ thực tiễn tổng kết thành lý luận cao hơn. Thực tiễn mà không có lý luận là thực tiễn mù quáng, lý luận mà không gắn thực tiễn như người đi mất phương hướng. Để đạt được mục tiêu trên, đội ngũ giảng viên không chỉ được đào tạo chính quy là đủ mà phải không ngừng nâng cao kỹ năng sư phạm. Lý luận sắc bén, thực tiễn phong phú, biết kết hợp lý luận và thực tiễn một cách nhuần nhuyễn, hợp lý thì công tác giáo dục lý luận sẽ đạt hiệu quả cao. Để thực hiện vấn đề trên, cần có quy chế để đội ngũ giảng viên trao đổi, nghiên cứu, tập huấn, đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở các đơn vị bạn và thường xuyên đi cơ sở để kịp thời nắm bắt tình hình địa phương, bổ sung vốn lý luận của mình.

         Việc truyền tải cho học viên kiến thức là cần thiết nhưng cái cần thiết hơn là giảng viên phải rèn luyện cho họ một kỹ năng, một phương pháp tư duy để chính họ khi rời khỏi ghế Nhà trường họ biết sử dụng lý luận đã lĩnh hội để giải quyết những vấn đề thực tiễn yêu cầu một cách linh hoạt và sáng tạo. Quá trình theo dõi hiệu quả sau đào tạo cần được quan tâm nhằm tổng kết thực tiễn công tác đào tạo lý luận chính trị. Sau khi được học tập lý luận chính trị rất nhiều cán bộ về địa phương, đơn vị thực hiện tốt công việc mình phụ trách, công tác tham mưu, phối hợp thực hiện nhiệm vụ rất thành công. Tuy nhiên, có học viên khi trở về địa phương, đơn vị mắc nhiều sai lầm, có không ích trường hợp bị xử lý kỷ luật. Theo đó, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII Đảng ta đã nhận định: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa tiên phong, gương mẫu; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong nội bộ vẫn còn diễn biến phức tạp. Tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi còn hình thức. Thực hiện trách nhiệm nêu gương, nhất là người đứng đầu chưa tạo được sự lan tỏa sâu rộng[4].

         Trong 10 năm từ năm 2012-2022, các cơ quan tố tụng trong cả nước đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm gần 16.000 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế với hơn 30.300 bị cáo. Riêng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo gần 1.000 vụ án, vụ việc ở 3 cấp độ; trong đó trực tiếp theo Trong 10 năm qua, các cơ quan tố tụng trong cả nước đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm gần 16.000 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế với hơn 30.300 bị cáo. Riêng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo gần 1.000 vụ án, vụ việc ở 3 cấp độ; trong đó trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 313 vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng[5].

         Các ngành Thanh tra, Kiểm toán có nhiều cố gắng, công tâm, khách quan, làm rõ các sai phạm; đã xử lý và kiến nghị xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có liên quan, thu hồi nhiều tài sản cho Nhà nước. Nhất là đã tập trung vào các lĩnh vực có nhiều dư luận về tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm và công khai các sai phạm liên quan đến nhiều dự án gây thất thoát, thua lỗ lớn, dư luận xã hội quan tâm. Từ năm 2012 đến nay, qua công tác thanh tra, kiểm toán đã xử lý, thu hồi được hơn 975 nghìn tỉ đồng, gần 76 nghìn ha đất; xử lý trách nhiệm gần 44.700 tập thể, cá nhân; chuyển cho cơ quan điều tra, xử lý gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu phạm tội; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế hơn 2.000 văn bản, trong đó có nhiều văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp[6].

         Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế được tiến hành một cách kiên trì, kiên quyết, không khoan nhượng, không nương nhẹ, không làm oan, sai; không bỏ lọt tội phạm; rất nghiêm minh, nhưng cũng rất nhân văn, nhân ái, có lý, có tình; hầu hết các đối tượng bị xử lý đều nhận thức sai phạm của mình và tâm phục, khẩu phục, tỏ rõ sự ăn năn, hối cải, xin lỗi Đảng, Nhà nước và nhân dân; có tác dụng cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, giáo dục, phòng ngừa mạnh mẽ, được dư luận, nhân dân rất đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao; tạo bước đột phá trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng. Đã xử lý dứt điểm nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, cả những vụ tồn đọng, kéo dài từ nhiều năm trước, với nhiều cán bộ cấp cao bị xử lý hình sự, kể cả ủy viên Bộ Chính trị, bộ trưởng, thứ trưởng, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang.

         Các cơ quan tố tụng trong cả nước đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm gần 16.000 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế với hơn 30.300 bị cáo. Riêng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo gần 1.000 vụ án, vụ việc ở 3 cấp độ; trong đó trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 313 vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, đã đưa ra xét xứ sơ thâm 120 vụ án, 1.083 bị cáo, trong đó có 37 cán bộ diện Trung ương quản lý, bị xử lý hình sự (1 ủy viên Bộ Chính trị, 10 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương Đang, 6 bộ trưởng, nguyên bộ trưởng, 13 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang...).

         Thực trạng trên do nhiều khiếm khuyết tác động đến, trong đó khiếm khuyết rất cơ bản và chi phối từng cá nhân nên dẫn đến hành vi sai trái là nhận thức lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh yếu kém. Do vậy, trách nhiệm cơ quan chức năng mà trực tiếp là các giảng viên giảng dạy lý luận chính trị cần phải đặt ra và giải quyết một cách thấu đáo và triệt để. Cần lòng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng cho học viên hợp lý và sâu sắc.

         Giảng dạy lý luận chính trị Mác - Lênin không phải là việc làm dễ dàng. Song cần phải khắc phục tình trạng giảng viên thiếu năng lực thực tiễn, thiếu năng lực cảm nhận vấn đề, giảng dạy một cách sáo rỗng bởi hệ thống kiến thức suông. Phương pháp đó chỉ đem lại cho học viên kiến thức sách vở, thiếu tính sáng tạo. Cách làm đó đưa người học vào tư thế chỉ lo đối phó, kiến thức bị đóng khung trong các câu hỏi đã cho trước.

         Hiện nay, hệ thống các Trường Chính trị được lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện hệ thống Trường chính trị chuẩn. Khi các tiêu chí của trường chuẩn đạt được, khi đó từ cơ sở vật chất đến đội ngũ giảng viên được chuẩn hóa sẽ góp phần to lớn vào đào tạo đội ngũ cán bộ, đảng viên có trình độ và năng lực xử lý hiệu quả vấn đề thực tiễn đặt ra. Trong đó, cần quan tâm việc nghiên cứu khoa học của học viên bằng những đề tài vừa sức, đảm bảo thời gian dưới sự dẫn dắt của giảng viên có kinh nghiệm, có khả năng nghiên cứu khoa học tốt. Có như vậy, các Trường Chính trị mới thực hiện đúng vị trí và vai trò được Đảng, Nhà nước giao cho.

         Hoạt động của Trường Chính trị hiện nay không dừng lại ở hoạt động giảng dạy và học tập mà từng bước Nhà trường thực hiện hiệu quả chức năng nghiên cứu tổng kết, định hướng chính sách cho Đảng. Việc nghiên cứu, tổng kết chủ trương, nghị quyết của Đảng trên địa bàn của tỉnh để rút ra kết luận, kiến nghị, giải pháp triển khai hiệu quả là đề tài hấp dẫn mà Nhà trường phải tham gia, vì nơi đây có đội ngũ cán bộ khoa học được đào tạo căn bản, nếu sử dụng tốt thì đây là nguồn lực quý giá của các địa phương, đơn vị.

         II. Kết luận

         Quán triệt Nghị quyết, quan điểm Đại hội XIII của Đảng:“Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”[7]. Đòi hỏi phải thực hiện đầy đủ, đồng bộ các yêu cầu trên trong vận dụng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị ở Trường Chính trị hiện nay. Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập có mối quan hệ tác động qua lại giữa người dạy và người học; giữa năng lực và phương pháp truyền đạt của giảng viên và kỹ năng tiếp nhận tri thức của học viên. Trong quá trình tổ chức dạy học cần bảo đảm tính khoa học trong toàn bộ quá trình dạy học, không ngừng tổ chức các hoạt động nâng cao nâng cao năng lực lý luận và thực tiễn cho đội ngũ giảng viên bằng nhiều hình thức, cần chú trọng năng lực hoạt động hoạt động khoa học và nghiên cứu khoa học cho mỗi giảng viên, thì Trường Chính trị là cơ quan thật sự hoạt động khoa học./.

         TÀI LIỆU THAM KHẢO:

         1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập II, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội – 2021.

         2. Nguyễn Phú Trọng (2023) Kiên quyết kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực góp phần xây dựng đảng và nhà nước ta ngày càng rong sạch vững mạnh, Nxb Chính trị quốc gia.

         3.https://tuyengiao.vn/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/tang-cuong-giao-duc-boi-duong-ly-luan-chinh-tri-theo-quan-diem-dai-hoi-xiii-134451.

 

Thông tin Tác giả

Họ và tên: Lưu Diễm Trang

Chức danh khoa học: Giảng viên chính, Ths Triết học

Địa chỉ liên hệ: Khoa Lý luận cơ sở, Trường Chính trị Sóc Trăng , Số 88, Lê Hồng Phong, Khóm 4, Phường 3, Tp Sóc Trăng

CMND: Số 365707189 cấp ngày 20/4/2020. Điện thoại: 0987.699.350

 

 


[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập II, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội - 2021.tr 109.

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập II, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội - 2021.tr 181.

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập II, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội - 2021.tr182-183.

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập II, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội - 2021.tr 223.

[5] Nguyễn Phú Trọng (2023) Kiên quyết kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực góp phần xây dựng đảng và nhà nước ta ngày càng rong sạch vững mạnh, Nxb Chính trị quốc gia,  trang 27-27.

[6] Nguyễn Phú Trọng (2023) Kiên quyết kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực góp phần xây dựng đảng và nhà nước ta ngày càng rong sạch vững mạnh, Nxb Chính trị quốc gia,  trang 119.

[7] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập II, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội – 2021, tr.183.

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 9
  • Hôm nay: 302
  • Trong tuần: 5 315
  • Tất cả: 590003
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TRÀ VINH
- Đơn vị quản lý: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
- Giấp phép thiết lập Trang thông tin điện tử số 09/GP-STTTT-BCXB do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 04/12/2015.
- Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Quốc Thới - Hiệu trưởng Trường Chính trị - Trưởng Ban Biên tập.
- Địa chỉ: xã Hòa Thuận - Châu Thành - Trà Vinh.
- Email: tctttv@travinh.gov.vn - Điện thoại: 02943 844179 Fax: 02943 844664.
Ghi rõ nguồn "Trang thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này