Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn tỉnh Trà Vinh sau 05 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khóa XII

ThS. Lâm Thị Thanh Nga

                                                                  Khoa Xây dựng Đảng  

          Trà Vinh là tỉnh Duyên hải đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Tiếp giáp biển Đông với chiều dài 65 km bờ biển đã hình thành nên vùng đất Trà Vinh vùng đất châu thổ lâu đời, vùng đất trẻ mới bồi, có hàng trăm gò, giồng cát và mạng lưới sông ngòi chằng chịt mang nặng phù sa, bồi đắp cho những vườn cây ăn trái chuyên canh đã tạo cho Trà Vinh có lợi thế để phát triển loại hình du lịch biển. Đồng thời Trà Vinh là nơi sinh sống gắn bó lâu đời của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, đã hình thành một nền văn hóa đa sắc tộc nổi bật với nhiều công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo gồm có đình, chùa, nhà thờ và các lễ hội truyền thống diễn ra quanh năm, với nhiều trò chơi dân gian, hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc truyền thống lâu đời. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch du lịch biển, du lịch sinh thái sông nước miệt vườn và du lịch nghỉ dưỡng; du lịch đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 16/01/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn tỉnh nhà.

          Theo báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Ban Thường vụ tỉnh Trà Vinh tổ chức triển khai thực hiện đạt được nhiều kết quả to lớn:

          Thứ nhất, qua 05 năm triển khai thực hiện Kế hoạch số 48-KH/TU và Quyết định sổ 918/QĐ-UBND ngày 11/5/2018 của UBND tỉnh Trà Vinh, tốc độ phát triển ngành du lịch có sự chuyển biến rõ nét.Tổng doanh thu và lượt khách du lịch tăng, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh du lịch; tạo sự quan tâm, chú ý của các doanh nghiệp lữ hành kết nối tuyến điểm du lịch.

         Tổng thu du lịch: Năm 2017 đạt 210 tỷ đồng, lượng khách 652.000 lượt; năm 2018 đạt 275 tỷ đồng, lượng khách 788.000 lượt; năm 2019 đạt 359 tỷ đồng, lượng khách 1.024.000 lượt; năm 2020 và 2021 do bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nên doanh thu và lượng khách giảm: Tổng thu du lịch năm 2020 đạt 184 tỷ đồng, lượng khách 443.000 lượt; năm 2021 đạt 152 tỷ đồng, lượng khách 453.000 lượt; 6 tháng đầu năm 2022 đạt 143 tỷ đồng, tng lượng khách 309.000 lượt.[4.tr3].

          Trong thời gian qua, mặc dù bị ảnh hưởng ca dịch Covid-19 nhưng ngành du lịch tnh đã vượt qua khó khăn, xây dựng được các sản phm mới như cho ra mt sn phm du lịch cộng đng tại Côn Hô, huyện Càng Long; sn phm du lịch đường sông (sông Long Bình, tuyến du lịch sông Láng Thé); công nhận đim du lịch cộng đồng Cồn Chim là điểm du lịch cấp tỉnh; h trợ người dân đầu tư nâng cao chất lượng sản phm du lịch tại Làng Văn hóa du lịch Khmer Trà Vinh.

          Thứ hai, tập trung xây dựng quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng và sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch.

          Hoàn thành và đưa vào s dụng công trình hạ tầng khu du lịch bin Ba Động với tổng kinh phí 90 t đồng (từ nguồn vốn Trung ương h trợ 75 t đồng, vốn ngân sách tnh 15 tỷ đng).[4.tr4]

         Đặc biệt là giai đoạn năm 2021 - 2024. Tnh tranh th nguồn vốn h trợ ca Trung ương tiếp tục đầu tư 280 t đồng đ đầu tư hạ tầng giao thông phục vụ phát triển du lịch tại Khu du lịch bin Ba Động ( 130 t đồng) và Khu du lịch Hàng Dương, huyện cầu Ngang (150 t đồng). [4.tr4].

          Thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư dự án du lịch tại Khu du lịch bin Ba Động, Làng Văn hóa - Du lịch Khmer, trùng tu, tôn tạo các di tích, t chức l hội, nhà hàng, khách sạn, điểm mua sắm, vui chơi, giải trí... tạo thêm sn phm, dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch.

          Tnh đã kêu gọi nhà đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tnh, cụ thể như: Khu du lịch sinh thái cù lao Tân Qui, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè; Khu du lịch sinh thái Nông trường 22/12 xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải; Khu kết hợp thương mại, dịch vụ, văn hóa, du lịch Ao Bà Om. Kho sát toàn bộ các cù lao, cồn ni ven sông, biển ca tnh đ mời gọi dự án đầu tư cáp treo xây dựng t hợp du lịch ngh dưỡng.

          Đồng thời xác định loại hình du lịch đặc trưng là du lịch văn hóa mang nét đặc trưng văn hóa Khmer, tnh xây dựng đề án Làng Văn hóa - Du lịch Khmer tại Khu Văn hóa - Du lịch Ao Bà Om và vùng phụ cận thuộc huyện Châu Thành; hình thành tuyến du lịch văn hóa, sinh thái huyện Trà Cú - huyện Cầu Kè nhm khai thác tiềm năng và lợi thế, tạo bước đột phá phát triển du lịch trong những năm tới. Đu tư 03 đim du lịch cộng đồng tại huyện Châu Thành, Càng Long, thị xã Duyên Hi: 06 mô hình du lịch sinh thái - văn hóa: Da sáp, cù lao Tân Qui, homestay (huyện Cu Kè); chế tác mặt nạ Khmer, may trang phục truyền thống Khmer, đặc sn quê (huyện Trà ), 09 nhà hàng m thực đặc trưng kết hợp với  đặc sn, hàng lưu niệm tại huyện Trá , Cu Kè, Châu Thành, thị xã Duvên Hi và thành ph Trà Vinh.

         Thứ ba,tạo môi trường thuận li cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch

          y ban nhân dân tnh ban hành kế hoạch hành động trin khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày 01/01/2019 ca Chính phủ về tiếp tục thực hiện nhng nhiệm vụ, giải pháp ch yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2025; ban hành Chương trình hành động ca tnh Trà Vinh thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP, ngày 16/5/2016 ca Chính ph về h trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2025, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, bình đng, thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân kinh doanh du lịch.

          Nâng cao chất lượng dịch vụ các khu, điểm du lịch trọng đim ca tỉnh; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà hàng ẩm thực đặc trưng kết hợp với bán hàng lưu niệm ca tnh đồng thời trin khai thực hiện Đ án phát trin mỗi xã, phường, thị trấn một sản phm tnh Trà Vinh giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2030. Kết quả thực hiện công nhận 80 sn phm OCOP (trong đó: 5 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 9 sản phm đạt 4 sao: 66 sn phẩm 3 sao) thuộc 49 ch thế, gồm: 8 hợp tác xã, 9 công ty, 2 doanh nghiệp và 30 hộ kinh doanh; h trợ sn phm tiêu thụ xuất nhập khẩu qua Nhật Bn và trên sàn thương mại điện t Amazon (M).[ 4.tr4].

          y ban nhân dân tnh triển khai thực hiện Chương trình khi nghiệp và h trợ phát trin doanh nghiệp năm 2019; ban hành đề án khi nghiệp tnh Trà Vinh giai đoạn từ năm 2020 - 2022 và định hướng đến năm 2025. Tiếp cận nguồn ngân sách tài trợ ca Dự án phát trin doanh nghiệp nh và vừa tnh Trà Vinh (SME Trà Vinh) đ xây dựng chui giá trị du lịch, qung bá, xúc tiến và h trợ các hộ kinh doanh du lịch.

          Thứ tư,công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành được tăng cường. Công tác kiểm soát chất lượng cơ s lưu trú du lịch, các doanh nghiệp l hành, đội ngũ hướng dn viên và giá cả, các cơ s dịch vụ du lịch khác. Trong giai đoạn năm 2017 - 2021: Thanh tra lĩnh vực du lịch 26 cuộc, 368 cơ s, trong đó x phạt vi phạm hành chính 13 cơ s.[4.tr4]

         Thứ năm, mở rộng quan hệ hợp tác về du lịch, liên kết phát triển du lịch nhất là các thị trường du lịch trọng điểm như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, các tnh khu vực Đồng bằng sông Cu Long thông qua ký kết các chương trình liên kết, hợp tác phát trin du lịch,…

          Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi cơ bản, ngành Du lịch Trà Vinh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức: Nguồn lực đầu tư và kinh phí phân b cho du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát trin ngành du lịch của tnh; kết cấu hạ tầng chưa thực sự đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng về giao thông đến các khu, điểm tham quan du lịch còn một số hạn chế nhất định. Một số dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch triển khai còn chậm tiến độ; thiếu các khu vui chơi, dịch vụ giải trí có quy mô lớn, hiện đại để giữ chân du khách; sản phm du lịch vẫn chưa thực sự hp dn, kh năng cạnh tranh chưa cao; chất lượng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng yêu cầu; Đa s các doanh nghiệp, cơ s kinh doanh du lịch hiện nay có quy mô nh, vốn đu tư, trình độ qun lý, nghiệp vụ chuyên môn và tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh du lịch còn hạn chế; Nguồn nhân lực tuy được quan tâm đào tạo nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của du khách, tính chuyên nghiệp, kỹ năng nghiệp vụ trong phục vụ du khách còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cu ngày càng cao ca du khách; tình hình dịch Covid-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chưa nhiều, tình hình biến đổi khí hậu, đặc biệt là hạn hán, xâm nhập mặn,… cũng gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất của người dân vùng du lịch sinh thái.

          Để khắc phục những hạn chế bất cập nêu trên đồng thời để ngành Du lịch hoạt động hiệu quả trong giai đoạn tới thì theo tôi cần tập trung vào những giải pháp:

          Thứ nhất, tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch, nhất là đào tạo, nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, du lịch cộng đồng với sự tham gia ca người dân nhằm đy mạnh xã hội hóa du lịch. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ngành du lịch cần có chính sách đãi ngộ tốt; đào tạo kỹ năng, kiến thức về chuyển đổi số; chủ động kết nối với các cơ sở đào tạo nhân lực ngành du lịch; nâng cao năng lực quản trị; chủ động kết nối tham gia vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với các hệ thống đào tạo quốc tế… Bên cạnh đó, cơ sở đào tạo phải thu hút đầu tư vào hệ thống đào tạo, cơ sở vật chất đội ngũ giảng dạy có chất lượng, cần đưa thêm vào chương trình đào tạo các kiến thức mới về các loại hình du lịch mới; tổ chức các chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm quan lý, kinh nghiệm phát trin du lịch cộng đồng cho cán bộ quan lý, các hộ dân tham gia làm du lịch tại các đim du lịch cộng đồng,..

          Thứ hai, nâng cao công tác qun lý nhà nước v du lịch: cần  chú trọng công tác thanh, kiểm tra các loại hình kinh doanh du lịch (lưu trú, lữ hành, hướng dn viên...) nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Rà soát, quy hoạch, hình thành các bến tàu, đim dừng chân du lịch, các khu vui chơi gii trí, chợ đêm, phố ẩm thực, công viên, bãi đậu xe,... đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch, đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của du khách tăng mạnh sau thời gian dài bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, tỉnh ta đã chỉ đạo quyết liệt các cấp, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn và chất lượng dịch vụ du lịch. Đồng thời, thực hiện hiệu quả chức năng giám sát các chương trình kích cầu, khuyến mại du lịch theo quy định; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong chấp hành pháp luật về kinh doanh du lịch...Cùng với đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập ban chỉ đạo (BCĐ) phát triển du lịch, chỉ đạo, đôn đốc các ngành, địa phương trong việc xây dựng, triển khai, thực hiện chương trình phát triển du lịch và các kế hoạch cụ thể phát triển du lịch, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển du lịch của tỉnh và của quốc gia. Trên cơ sở đó, một số địa phương trọng điểm về du lịch cũng đã thành lập BCĐ phát triển du lịch nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch

         Thứ ba, tăng cường đầu tư cơ s hạ tầng, vật chất phục vụ phát triển du lịch, đáp ứng nhu cu phục vụ và gi chân khách du lịch. Kêu gọi đầu tư vào các dự án phát triển du lịch ca tỉnh, quan tâm đến nhà đầu tư có tiềm lực đ tạo động lực đột phá phát triển du lịch. Đầu tư nguồn lực cho việc tu b, tôn tạo di tích và bo tồn các loại hình văn hóa phi vật th, nâng cấp các l hội đ phát huy các giá trị di sn gắn với phát triển du lịch. Có chính sách  hỗ trợ xây dựng ca hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sn phm th công mỹ nghệ phục vụ khách tham quan.

         Thứ tư, tăng cường huy động các nguồn lực, đầu tư đồng bộ để khai thác một cách có hiệu quả tài nguyên sẵn có, tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo gắn với bảo vệ môi trường và thay đổi cách làm du lịch chỉ dựa dẫm vào thiên nhiên. Thực tế, giải pháp đó đã đem đến cho du lịch một sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây, mời gọi các nhà đầu tư tư nhân lớn như Vingroup, Sun Group, BRG, FLC,… đầu tư vào hạ tầng cơ sở du lịch.

          Thứ năm, đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến và liên kết du lịch. Cụ thể, cần tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến, tạo ra các sản phẩm du lịch phù hợp với nhiều phân khúc thị trường du lịch. Lựa chọn, tham gia có chọn lọc vào các hoạt động, sự kiện du lịch, thành lập Quỹ Xúc tiến du lịch quốc gia để tăng cường hơn nữa việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Trà Vinh tới bạn bè quốc tế;

         Thứ sáu, nâng cao hiệu lực quản lý về môi trường du lịch, kiên quyết yêu cầu các cơ sở du lịch, dịch vụ nhà hàng, khách sạn phải tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường và xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải, rác thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy định. Xây dựng quy chế về xử phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường; tuyên truyền giáo dục cộng đồng giữ gìn vệ sinh môi trường sinh thái trong sạch để làm tăng thêm giá trị của cảnh quan môi trường. Giữ vững an ninh và trật tự xã hội ở những khu du lịch đảm bảo tốt môi trường xã hội cho du khách đến du lịch.

         Thứ bảy, triển khai thực hiện đạt hiệu quả kế hoạch hợp tác, liên kết phát trin du lịch gia Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tnh, thành Đồng bng sông Cửu Long.Triển khai thực hiện hiệu qu các chính sách phát triển du lịch, nhất là Nghị quyết sổ 01/2022/NQ-HĐND, ngày 10/6/2022 của Hội đồng nhân dân tnh quy định về một số chính sách h trợ phát triển trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tnh Trà Vinh giai đoạn 2022 – 2025./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

         1. Bùi Thị Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.

         2. Phạm Thị Hồng Cúc, Ngô Thanh Loan (2016), Du lịch cộng đồng góp phần xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

         3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh (2019), Báo cáo tổng kết 2019 và chương trình công tác năm 2020 về tình hình thực hiện Quyết định số 1685/QĐ-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn”.

         4. Báo cáo số 298-BC/TU, ngày 12/8/2022 về việc thực hiện nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 24
  • Hôm nay: 734
  • Trong tuần: 5 537
  • Tất cả: 584582
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TRÀ VINH
- Đơn vị quản lý: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
- Giấp phép thiết lập Trang thông tin điện tử số 09/GP-STTTT-BCXB do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 04/12/2015.
- Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Quốc Thới - Hiệu trưởng Trường Chính trị - Trưởng Ban Biên tập.
- Địa chỉ: xã Hòa Thuận - Châu Thành - Trà Vinh.
- Email: tctttv@travinh.gov.vn - Điện thoại: 02943 844179 Fax: 02943 844664.
Ghi rõ nguồn "Trang thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này