QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO TỒN GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA ĐỒNG BÀO KHMER TRÀ VINH TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI, GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

         Giá trị văn hóa truyền thống là bản sắc và phương thức tồn tại của một cộng đồng dân tộc, khiến dân tộc ấy có những đặc trưng riêng, không lẫn với dân tộc nào khác. Văn hóa truyền thống mang bản sắc dân tộc, là hồn cốt, là sức sống nội sinh, là cái thẻ căn cước của mỗi dân tộc, để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, từ đó biểu hiện một cách trọn vẹn nhất sự hiện diện văn hóa của dân tộc mình trong quá trình đổi mới, giao lưu và hội nhập. Giá trị văn hóa truyền thống đó không phải là một hằng số, là những giá trị bất biến, mà có những giá trị mới được hình thành, bồi tụ trong quá trình hội nhập, tiếp biến giữa các nền văn hóa. Trong dòng chảy toàn cầu hóa, bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số - trong đó có dân tộc Khmer nhằm lưu giữ tính đa dạng của văn hóa Việt Nam, làm phong phú kho tàng văn hóa thế giới; giúp tăng cường khai thác nguồn tài nguyên văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, song song với cơ hội được giao lưu, hội nhập là nguy cơ nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer bị mai một, lãng quên. Chính vì thế việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer trong bối cảnh hội nhập được xem là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết.

         Quản lý nhà nước đối với công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Trà Vinh thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, các chính sách phát triển kinh tế và quản lý xã hội đã dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ bộ mặt kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc Khmer ở Trà Vinh. Các lễ hội truyền thống, phong tục tập quán của người dân được bảo tồn và phát huy; các hoạt động văn hóa văn nghệ, ththao của đồng bào ngày càng đa dạng và phong phú; vai trò chủ thể văn hóa và đời sống của người dân ngày càng được nâng lên; văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer được giới thiệu, quảng bá trong và ngoài nước, các công trình kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử của đồng bào dân tộc Khmer được bảo tồn, trùng tu tôn tạo, trở thành nhng điểm tham quan, tìm hiu các giá trị văn hóa hp dn của nhân dân địa phương và khách du lịch.Ngoài ra còn định hướng, điều tiết và cung cấp các sản phm, dịch vụ văn hóa, bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa các yếu tố của văn hóa,  quản lý những công trình văn hóa, những cơ sở phục vụ nhu cầu văn hóa của nhân dân,  đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa phát triển, đồng thời có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư để phát triển văn hóa, xã hội hóa các hoạt động văn hóa văn nghệ. Tuy nhiên tác động của cuộc sống hiện đại, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập cũng như quá trình phát triển kinh tế đã làm cho một số giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer bị mai một, quản lý Nhà nước đối với công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer thời gian qua vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục.

         Trước những nguy cơ đang phải đối mặt, để phát huy tốt vai trò của quản lý Nhà nước đối với công tác bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:

         Một là, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý Nhà nước đối với công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

         Cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm chính của các cấp ủy Đảng trong việc tuyên truyền về chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, có kế hoạch bảo tồn, khai thác và phát huy vốn văn hóa dân tộc Khmer. Xác định chùa chiền và sư sãi có vai trò quan trọng trong đời sống - xã hội của cộng đồng dân tộc, tôn giáo và bản sắc dân tộc của đồng bào Khmer gắn chặt, hòa nhập vào nhau. Trong quá trình vận động của cách mạng, Đảng ta rất quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, bởi văn hóa có vai trò to lớn vừa là nội sinh, vừa là động lực phát triển của cách mạng nước ta. Trong bối cảnh mở cửa hội nhập hiện nay, lĩnh vực văn hóa cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, làm sao thực hiện kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập vừa giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu những giá trị văn hóa của thế giới để làm phong phú nền văn hóa của nước ta. Thực tế đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ở nhiều nơi còn nghèo nàn, khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng lớp nhân dân chậm được rút ngắn. Việc tăng cường và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa lại càng cấp bách hơn bao giờ hết.

         Hai là, hoàn thiện thể chế và các thiết chế văn hóa trong quản lý xã hội đối với công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống

        Chủ trương, đường lối lớn về văn hóa chỉ có thể đi vào cuộc sống thông qua việc ban hành pháp luật và các cơ chế, chính sách. Trong thời gian qua, đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nói chung và của đồng bào dân tộc Khmer nói riêng, nhưng một số chưa đươc cụ thể hóa, hoặc có môt số điểm không phù hợp với thực tiễn, cần phải bổ sung, sửa đổi cho phù hợp. Cần hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế, chính sách về văn hóa, một cách phù hợp với đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước; điều chỉnh bổ sung những chính sách đã ban hành cho phù hợp với thực tiễn phát triển của địa phương, loại bỏ những cơ chế chính sách đã ban hành không còn phù hợp cản trở sự phát triển. Thực hiện đồng bộ, tạo được bước chuyển biến rõ rệt trong công tác cải cách hành chính, chấn chỉnh lề lối và phương thức làm việc, xây dựng đồng bộ và nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa cộng đồng. Nghiên cứu, hoàn thiện hoặc xây dựng mới các quy chế quy định về việc cưới, việc tang, lễ hội, cúng bái của đồng bào Khmer; khuyến khích việc định ra những quy ước về nếp sống ứng xử giao tiếp. Cần có cơ chế, chính sách bảo tồn, phát huy sự phong phú, đa dạng của văn hóa dân tộc Khmer. Hoàn thiện chính sách về điều tra, nghiên cứu, sưu tầm, đánh giá các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer; về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người Khmer như: tiếng nói và chữ viết, các lễ hội truyền thống, các loại hình văn học, nghệ thuật; về xây dựng các thiết chế văn hóa cho vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer.

         Ba là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đối với công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

        Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến luật Di sản văn hoá trong mọi tầng lớp nhân dân.Trong đó nhấn mạnh vai trò, vị trí của văn hóa truyền thống đối với sự phát triển của đất nước. Chú ý biểu dương những mô hình, điển hình tiên tiên và phê phán những mô hình, cách thức hoạt động, quản lý vốn đầu tư không đúng trên các phương tiện thông tin đại chúng và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát việc thực hiện các mục tiêu là biện pháp hữu hiệu nhằm huy động toàn xã hội tham gia giám sát, đóng góp sức người, sức của cho việc thực hiện một cách có hiệu quả nhất các mục tiêu của chương trình quốc gia về văn hoá. Ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực, thất thoát, lãng phí nguồn vốn được cấp. Khuyến khích, động viên, cổ vũ những tập thể, doanh nghiệp và cá nhân có lòng hảo tâm tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa. Thường xuyên gắn công tác tuyên truyền về giá trị của di sản với việc học tập và làm theo đạo đức, tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh. Tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao ý thức tự hào và trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc Khmer. Vận động đồng bào Khmer và cng đồng tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, đặc biệt là phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Phát hiện và biểu dương kịp thời các gương điển hình, các cá nhân, tập thể có đóng góp tiêu biểu cho việc xây dựng đời sống văn hóa nói chung và đồng bào Khmer nói riêng. Tập trung xây dựng các điểm phum, sóc, ấp, khóm văn hóa có đông đồng bào Khmer, xây dựng cơ sở thờ tự đạt chuẩn văn hóa, tụ điểm sinh hoạt văn hóa chùa Khmer phục vụ nhu cầu sinh hoạt của đồng bào với nội dung phong phú, xây dựng phòng đọc, tủ sách, trạm truyền thanh trong chùa, hội trường sinh hoạt và câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ, nhằm nâng cao đời sống văn hóa cng đồng.

         Bốn là, Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn trong quản lý nhà nước đối với công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống

         Tiếp tục đưa cán bộ, công chức viên chức ngành văn hóa đi đào tạo về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và các lớp tập huấn kiến thức chuyên ngành, chú trọng lựa chọn, bố trí sử dụng cán bộ là người dân tộc Khmer.Trong công tác tạo nguồn cán bộ công chức người Khmer ở Trà Vinh hiện nay, vấn đề quan trọng trước mắt là phải xây dựng và đào tạo được đội ngũ cán bộ công chức tại chỗ người Khmer đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra của địa phương. Để thực hiện được yêu cầu này, các cấp ủy đảng cần phải coi trọng việc phát hiện, tuyển dụng, bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ công chức người Khmer tại địa phương, thông qua việc kết hợp với cán bộ công chức Khmer đang công tác và sự tiến cử giới thiệu của các Chùa Khmer, các vị có uy tín trong cộng đồng người Khmer. Thông qua đó, các cấp ủy đưa những người có triển vọng vào quy hoạch và có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng thích hợp. Bên cạnh nguồn cán bộ công chức người Khmer tại chỗ, cần xác định nguồn cán bộ, công chức người Khmer, bổ sung phong phú và lâu dài là số học sinh, sinh viên con em người Khmer đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh, các trường phổ thông dân tộc nội trú trong tỉnh, bộ đội xuất ngũ. Cần chú ý phát hiện kịp thời những em có khả năng để định hướng bố trí khi tốt nghiệp, động viên giúp đỡ những em có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục học tập. Qua rèn luyện thực tiễn sẽ tiếp tục bồi dưỡng, thử thách và sàng lọc, lựa chọn số ưu tú để đưa vào quy hoạch và bố trí sử dụng cho công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trước mắt và lâu dài.

         Tăng cường đào tạo nhân lực nòng cốt đối với công tác bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc Khmer, chú trọng các giải pháp để đào tạo, bồi dưỡng cho đồng bào Khmer nhằm nâng cao dân trí, tạo nguồn và phát triển nhân lực, góp phần nâng cao dân trí, nâng cao hiểu biết về ngôn ngữ, các giá trị văn hóa của dân tộc; đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn nhân lực cao... để chính họ tiếp tục lưu truyền và phát triển văn hóa dân tộc mình. Có đội ngũ tri thức cao, am hiểu văn hóa dân tộc mới có thể giúp các giá trị văn hóa truyền thống của họ có cơ hội được tôn vinh, qung bá, giữ gìn và phát triển trước những tác động mạnh mẽ của cuộc sống hiện đại. Tạo nguồn nhân lực cho vùng dân tộc Khmer vừa có ý nghĩa trong bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, vừa góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và của dân tộc Khmer nói riêng một cách bền vững. Tuy nhiên đến nay tỷ lệ người Khmer có trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ còn thấp đội ngũ trí thức, các nhà nghiên cứu Khmer còn ít so với nhu cầu phát triển của vùng, chưa có nhiều trường cao đẳng, đại học đào tạo chuyên sâu về ngôn ngữ, văn hóa Khmer. Cần thực hiện có hiệu quả các chính sách giáo dục dành cho con em đồng bào dân tộc mở rộng đào tạo, bồi dưỡng cho người dân tộc Khmer trên cơ sở gắn giáo dục với bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Khmer.

         Năm là, tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong quản lý nhà nước đối với công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

         - Kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách dân tộc về văn hóa

         Công tác kiểm tra, giám sát là một nhân tố quan trọng bảo đảm cho chủ trương đường lối của của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả; đồng thời nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; giữ gìn sự trong sạch về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên, ngăn chặn và đẩy lùi những biểu hiện suy thoái, tiêu cực; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Văn hóa là lĩnh vực rộng lớn văn hóa là một ngành đa lĩnh vực, rất phức tạp, nhạy cảm, chứa đựng cả những yếu tố vật thể và phi vật thể, mang tính đặc thù cao, nên việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó văn hóa của đồng Khmer đang bị chi phối bởi mặt trái của kinh tế thị trường, với những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa, nên thường xuyên xuất hiện những vấn đề, hiện tượng văn hóa mới, phức tạp, không dễ giải quyết một sớm một chiều. Quan niệm về vị trí, vai trò của văn hóa  của đồng bào Khmer trong phát triển kinh tế - xã hội của cấp ủy, chính quyền một số địa phương cũng như người dân chưa đầy đủ, sâu sắc, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả. Việc thực thi luật pháp liên quan đến văn hóa chưa đồng bộ, còn nhiều khoảng trống hoặc trùng chéo, từng lúc từng nơi còn biểu hiện vi phạm. Chính vì thế trong thời gian tới cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra văn hóa, gắn với trách nhiệm cá nhân và tổ chức khi để xảy ra sai phạm. Thông qua kiểm tra giám sát nhằm chấn chỉnh kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, sai phạm trong tổ chức thực hiện chính sách văn hóa đối với đồng bào dân tộc, kiểm tra giám sát việc thực hiện dân chủ, công khai trong bình nghị, xét duyệt đối tượng thụ hưởng chính sách theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Tăng cường công tác kiểm tra các chương trình, chính sách văn hóa vùng đồng bào dân tộc Khmer để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, giúp địa phương thực hiện đúng địa bàn, đúng đối tượng thụ hưởng, tránh thất thoát tiêu cực. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chương trình dự án, chính sách dân tộc về văn hóa theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân. Cần phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư đối với việc quản lý hoạt động văn hóa; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân có đóng góp trong công tác quản lý xã hội về văn hóa.

         - Kiểm tra, giám sát nguồn tài chính đầu tư cho văn hóa

         Nguồn vốn đầu tư cho công tác quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước, ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương. UBND các cấp căn cứ vào nguồn lực ngân sách, báo cáo Hội đồng nhân dân đồng cấp cân đối ngân sách địa phương để hỗ trợ cùng với nguồn kinh phí bổ sung được huy động từ nguồn lực xã hội, cộng đồng và các nguồn hợp pháp khác. Chính vì thế cần phải có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong quá trình chi nguồn vốn cho xây dựng, thẩm định chương trình, thẩm định các dự án thành phần thuộc chương trình bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Việc kiểm tra giám sát nguồn vốn đầu tư cho bảo tồn văn hóa của đồng bào Khmer góp phần thực hiện có hiệu quả các chính sách về văn hóa Khmer, giúp Nhà nước quản lý sử dụng vốn một cách hiệu quả. Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, có kế hoạch tổ chức sưu tầm di sản văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer một cách bài bản, khoa học; xác định rõ thứ tự ưu tiên. Chính sách liên quan đến bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer đã hình thành đúng hướng, cần được triển khai nhanh, cần rà soát, đánh giá phân loại và đưa danh mục giá trị văn hóa Khmer cần được bo tồn, xây dựng lộ trình, mục tiêu cụ thể theo từng năm, tránh tình trạng chắp vá, thiếu khoa học. Xã hội hóa công công tác bào tồn giá trị văn hóa truyền thống đã đi vào lòng dân đi vào tình cảm của đồng bào dân tộc, được đồng bào dân tộc Khmer đồng tình ủng hộ và mang lại hiệu quả tích cực như nhiều di tích vốn hoang phế đã được phục hồi trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của đồng bào.

         Quản lý nhà nước đối với công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống là một hoạt động phức tạp và đặc biệt với những yêu cầu, đòi hỏi cao của các tổ chức chính trị - xã hội. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, làm cho giá trị truyền thống dân tộc thấm sâu vào mọi lĩnh vực của quá trình phát triển, trở thành nền tảng tinh thần, thành mục tiêu, động lực của quá trình phát triển của địa phương. Quản lý nhà nước đối với công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống cần được thực hiện với các giải pháp tổng hợp, vì các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer là một kho tàng phong phú với nhiều loại hình văn hóa dân gian, phong tục, tập quán... độc đáo, gắn kết chặt chẽ với nhau. Các giải pháp muốn được thực hiện hiệu quả, cần phải có sự phối hợp đồng bộ và trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý, các chủ thể quản lý văn hóa dân tộc Khmer và cả ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh./.

ThS. Lê Thị Hồng Gấm     
Khoa Nhà nước và Pháp luật

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 10
  • Hôm nay: 9
  • Trong tuần: 5 217
  • Tất cả: 582568
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TRÀ VINH
- Đơn vị quản lý: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
- Giấp phép thiết lập Trang thông tin điện tử số 09/GP-STTTT-BCXB do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 04/12/2015.
- Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Quốc Thới - Hiệu trưởng Trường Chính trị - Trưởng Ban Biên tập.
- Địa chỉ: xã Hòa Thuận - Châu Thành - Trà Vinh.
- Email: tctttv@travinh.gov.vn - Điện thoại: 02943 844179 Fax: 02943 844664.
Ghi rõ nguồn "Trang thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này