VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

         Sau gần 10 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc Khmer. Mặc dù quá trình triển khai thực hiện gặp không ít khó khăn thách thức nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, sự chung tay đồng thuận từ phía người dân nên chương trình XDNTM ở Trà vinh đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng. Một trong những yếu tố làm nên những thành công của chương trình, đó là vai trò công tác tuyên truyền đã được phát huy hiệu quả, qua đó không chỉ tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao từ phía quần chúng nhân dân mà còn khơi dậy vai trò chủ thể, sự đóng góp tích cực đối với CTMTQG XDNTM.

         Trong quá trình triển khai thực hiện CTMTQG XDNTM, công tác tuyên truyền, vận động luôn được quan tâm chỉ đạo, chú trọng đổi mới về nội dung và hình thức. Tuyên truyền gián tiếp thông qua hệ thống loa truyền thanh, tuyên truyền bằng các băng rôn, khẩu hiệu; tuyên truyền trực tiếp, gặp trực tiếp người dân để tuyên truyền vận động. Các cấp ủy, chính quyền và các ngành luôn tập trung triển khai thực hiện nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, ý nghĩa, nội dung các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa, nông thôn mới, ấp văn hóa, ấp nông thôn mới.  Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức lồng ghép, tuyên truyền về các tiêu chí nông thôn mới, tổng cộng được 8.152 cuộc, với 267.557 lượt người tham dự. Các nội dung tuyên truyền vận động người dân chủ yếu là các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về Chương trình xây dựng nông thôn mới; nội dung 19 tiêu chí xã nông thôn mới; bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao; các tiêu chuẩn ấp văn hóa, ấp nông thôn mới; ấp nông thôn mới kiểu mẫu; bộ tiêu chí vườn mẫu; tiêu chuẩn gia đình văn hóa, nông thôn mới; vận động chỉnh trang cảnh quang môi trường; xây dựng hố xí hợp vệ sinh, xây dựng hàng rào cây xanh, phát hoang bụi rậm các tuyến đường giao thông nông thôn,.

         Đánh giá về công tác tuyên truyền trong thời gian qua, Ông Trần Văn Dũng phó  Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Công tác tuyên truyền là sự góp mặt của nhiều tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể đặc biệt là hệ thống thông tin đại chúng cùng với hệ thống truyền thông địa phương từ tỉnh đến cơ sở đã đưa lại hiệu quả hết sức thiết thực, góp phần mang lại thành công trong xây dựng nông thôn mới. Tính đến hết tháng 6 năm 2020 toàn tỉnh có 58/85 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 67,06% (tăng 8 xã so với năm 2019, trong đó 50 xã có quyết định công nhận và 07 xã còn lại đang hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị công nhận); xã đạt từ 14 tiêu chí trở lên có 11 xã, chiếm tỷ lệ 12,94%; xã dưới 14 tiêu chí có 17 xã, chiếm 20%, không còn xã dưới 10 tiêu chí; Số tiêu chí đạt bình quân/xã (tính đến đầu tháng 02/2020) là 17,13 tiêu chí/xã (tăng 2,05 tiêu chí so với năm 2018); Có 9/20 xã đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, đánh giá đạt 20/20 tiêu chí nông thôn mới nâng cao theo Quyết định 1629/QĐ-UBND ngày 14/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh, các xã còn lại đạt từ 15-19 tiêu chí. Ngoài ra huyện Cầu Kè đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019 (tại Quyết định số 160/QĐ-TTg ngày 22/01/2020), nâng tổng số có 03 đơn vị cấp huyện (Tiểu Cần, Cầu Kè và thị xã Duyên Hải) đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

         Song thực tiễn CTMTQG XDNTM vẫn đặt ra không ít thách thức, khó khăn, nhất là làm sao để phát huy nội lực từ trong dân. Để hoàn thành mục tiêu chung mà chương trình đã đề ra trong năm 2020 và nh74ng năm tiếp theo. Có 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới, Phấn đấu có 01 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM (huyện Càng Long); Ít nhất có 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới thực hiện xây dựng đạt chuẩn NTM nâng cao theo Quyết định số 1629/QĐ-UBND ngày 14/8/2018 của UBND tỉnh (Trong đó, ít nhất 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu); Mỗi xã tăng thêm ít nhất 02 tiêu chí so với năm 2019; Không còn xã dưới 14 tiêu chí theo quy định của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020; Nâng mức tiêu chí bình quân toàn tỉnh lên 18,12 tiêu chí/xã (tăng 1,26 tiêu chí so với cuối năm 2019); Phấn đấu tăng tỷ lệ ấp đạt chuẩn ấp Văn hóa và ấp Nông thôn mới lên mức 70%; Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn Văn hóa, nông thôn mới lên mức 90%;  100% số xã đã đạt chuẩn nông thôn mới đều được nâng chất đúng theo quy định của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 (không có xã nợ tiêu chí). Muốn đạt được mục tiêu đó đòi hỏi sự quyết tâm, ý thức trách nhiệm và sự hưởng ứng tích cực trong mỗi một cán bộ và quần chúng nhân dân. Đồng thời coi khâu tuyên truyền là then chốt nhằm tạo sự đồng thuận cả về tư tưởng lẫn hành động, quyết tâm xây dựng nền nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng phát triển./.

        ThS. Lê Thị Hồng Gấm     
Khoa Nhà nước và Pháp luật

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 15
  • Hôm nay: 686
  • Trong tuần: 5 676
  • Tất cả: 585374
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TRÀ VINH
- Đơn vị quản lý: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
- Giấp phép thiết lập Trang thông tin điện tử số 09/GP-STTTT-BCXB do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 04/12/2015.
- Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Quốc Thới - Hiệu trưởng Trường Chính trị - Trưởng Ban Biên tập.
- Địa chỉ: xã Hòa Thuận - Châu Thành - Trà Vinh.
- Email: tctttv@travinh.gov.vn - Điện thoại: 02943 844179 Fax: 02943 844664.
Ghi rõ nguồn "Trang thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này